Vì sao ECB tăng mua tài sản?
![]() | Hôm nay, ECB sẽ công bố gói kích thích mới |
![]() | Triển vọng u ám của kinh tế Eurozone |
![]() | ECB thảo luận về việc đồng euro đang mạnh lên, cho biết sẽ 'theo dõi sát' tỷ giá hối đoái |
Các thị trường trước đó cũng tin tưởng rằng ngân hàng trung ương sẽ mở rộng chương trình mua trái phiếu của mình, khi vào tháng 10 ECB tuyên bố sẽ “hiệu chỉnh lại các công cụ chính sách của mình” sau sự bùng phát các trường hợp lây nhiễm COVID-19 lan rộng khắp châu lục dẫn đến việc đóng cửa hoạt động kinh tế.
ECB đang duy trì lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc lần lượt ở mức 0,00%, 0,25% và -0,50%.
![]() |
Mở rộng và kéo dài chương trình mua tài sản
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã khởi động chương trình mua tài sản khẩn cấp vì đại dịch (PEPP) vào đầu năm nay, trong một nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế của khối trước sự bùng phát của dịch bệnh.
Với việc tiếp tục mở rộng chương trình này vào thứ Năm vừa qua, tổng giá trị mua tài sản của ECB đã lên tới 1,85 nghìn tỷ euro.
Đồng thời, ECB cũng đã mở rộng thời gian mua theo chương trình PEPP đến tháng 3/2022. Các khoản tái đầu tư vào tài sản đáo hạn từ chương trình này cũng đã được gia hạn cho đến cuối năm 2023.
Trong một tuyên bố sau quyết định nói trên, ECB cho biết họ sẽ tiến hành mua ròng cho đến khi Hội đồng Thống đốc của họ đánh giá rằng "giai đoạn khủng hoảng vì COVID-19 đã kết thúc", đồng thời tái khẳng định lãi suất sẽ vẫn ở mức thấp hiện tại cho đến khi ngân hàng trung ương nhìn thấy lạm phát "hình thành xu hướng chắc chắn" tới mục tiêu "sát với" 2%.
“Mặc dù gói chính sách này có thể không thỏa mãn một số thương nhân trên thị trường, nhưng ECB sẽ rất vui mừng vì đã thúc đẩy phần lớn kỳ vọng của thị trường theo đúng hướng", nhà kinh tế Florian Hense của Berenberg nói.
Đồng euro tăng giá
ECB cũng cho biết họ sẽ “tiếp tục theo dõi các diễn biến tỷ giá hối đoái, vì nó liên quan đến các tác động có thể xảy ra đối với triển vọng lạm phát trung hạn.
Cổ phiếu ngân hàng trên khắp châu Âu đã giảm khoảng 3% sau thông báo này. Đồng euro đã tăng 0,2% so với đồng đô la sau quyết định nói trên và như vậy đã tăng 8% so với đồng bạc xanh trong năm nay - đặt ra một vấn đề đau đầu khác đối với ECB.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde khẳng định lại trong một cuộc họp báo sau quyết định chính sách mới nhất rằng ngân hàng trung ương của khu vực đồng euro không nhắm vào mục tiêu kiểm soát tỷ giá hối đoái.
“Nhưng rõ ràng, tỷ giá hối đoái, và đặc biệt là sự tăng giá của đồng euro, đóng một vai trò quan trọng và tạo áp lực giảm giá thị trường, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi nó rất sát sao trong tương lai”, bà Lagarde nói thêm.
Tính bất định vẫn cao
Hội đồng thống đốc của ECB cũng đã chọn “hiệu chỉnh lại” phiên bản thứ ba của hoạt động tái cấp vốn dài hạn có mục tiêu (TLTRO III), vốn là các khoản cho vay cực rẻ dành cho các ngân hàng thương mại, bằng cách kéo dài các điều khoản ưu đãi hiện tại đối với người cho vay thêm 12 tháng cho đến tháng 6/2022.
ECB cũng đã tăng số tiền mà các đối tác được quyền vay theo TLTRO III từ 50% lên 55% tổng số khoản vay đủ điều kiện của họ. Các điều kiện mới được hiệu chỉnh lại sẽ chỉ áp dụng cho các ngân hàng thương mại đáp ứng một mục tiêu hiệu quả cho vay nhất định. ECB cũng sẽ cung cấp thêm bốn hoạt động tái cấp vốn dài hạn khẩn cấp vì đại dịch (PELTRO) trong suốt năm 2021.
Ngân hàng trung ương này lưu ý rằng "tính bất định vẫn còn cao", bao gồm cả thời gian để có thể triển khai tiêm chủng vắc-xin rộng rãi, nhưng cho biết các biện pháp đang được thực hiện sẽ hỗ trợ dòng chảy tín dụng, củng cố hoạt động kinh tế và đảm bảo ổn định giá cả trong trung hạn.
“Do đó, Hội đồng Thống đốc tiếp tục sẵn sàng điều chỉnh tất cả các công cụ của mình, nếu thấy cần thiết, để đảm bảo rằng lạm phát theo mục tiêu một cách bền vững, phù hợp với cam kết về sự cân bằng”, cơ quan này cho biết thêm.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
