Ví điện tử thúc đẩy thanh toán trực tuyến
![]() | Ứng dụng thanh toán Việt lọt vào giải thưởng toàn cầu của Apple |
![]() | MoMo nhận giải thưởng phát triển bền vững |
![]() | Vay tiêu dùng qua ví điện tử |
Mặc dù gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế và sức khỏe của người dân, thế nhưng đại dịch bệnh Covid-19 lại như một cú hích, thúc đẩy các giao dịch thanh toán trên nền tảng số tăng mạnh, nổi bật là ví điện tử.
Công ty công nghệ Sapo thống kê dữ liệu từ 15.000 nhà bán lẻ của doanh nghiệp này cho thấy, năm 2021 chỉ có khoảng 30% giao dịch bán lẻ tại Việt Nam sử dụng tiền mặt; 70% là các hình thức thanh toán điện tử khác, trong đó, ví điện tử chiếm gần 15%.
![]() |
Ảnh minh họa |
Khảo sát của Visa cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19, 57% người tiêu dùng có tới ba ứng dụng ví điện tử và 55% người tiêu dùng ưa thích ứng dụng do có thể thực hiện tất cả giao dịch.
Ông Nguyễn Bá Diệp - Phó Chủ tịch MoMo cho biết, tới giữa tháng 12/2021, ví điện tử này đã đạt 31 triệu người dùng, tăng 20 triệu so với năm 2019. Điểm chấp nhận thanh toán ví điện tử đạt 140.000 điểm trên khắp cả nước - tăng 20.000 điểm so với cuối năm 2020…
Mức độ thâm nhập của ví điện tử và Fintech tại Việt Nam được đánh giá cao hơn mức trung bình của các thị trường mới nổi thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí cao hơn một số nước phát triển. Số lượng ví điện tử và tổ chức trung gian thanh toán không phải ngân hàng được chính thức cấp phép hoạt động hiện đã lên đến 46 tổ chức - tăng hơn bảy lần so với năm 2015.
Rất nhiều thương hiệu ví điện tử vừa góp mặt thị trường trong thời gian gần đây, đặc biệt tới từ nhiều tập đoàn lớn như VinID, VNPT Pay, MobiFone Pay, Viettel Pay, eM… Chẳng hạn cuối năm 2021, thị trường đón nhận thêm sự ra mắt của ví điện tử OneFin (Công ty TNHH OneFin Việt Nam).
Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng nhìn nhận, một trong những dấu ấn đặc biệt nhất trên thị trường thanh toán 5 năm trở lại đây là sự xuất hiện ngày càng nhiều của ví điện tử, dù giá trị giao dịch chưa bằng ngân hàng song số giao dịch qua ví đã gần tương đương với giao dịch ngân hàng.
Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia tài chính - ngân hàng chia sẻ, hệ sinh thái tài chính số đang trong giai đoạn đầu phát triển, trong đó phân khúc thanh toán tăng trưởng mạnh mẽ. Không chỉ chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán tăng nhanh, khuôn khổ pháp lý và các quy định đối với thanh toán không dùng tiền mặt cũng có nhiều bước biến chuyển và hoàn thiện hơn. “Sự xuất hiện của ví điện tử đã góp phần đáng kể tới việc tạo thói quen tiêu dùng không tiền mặt và mở rộng vùng khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính tại Việt Nam”, vị này đánh giá.
Theo các chuyên gia xu hướng trên còn tiếp tục phát triển mạnh hơn trong giai đoạn tới. Tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025, có nhắc tới nội dung khuyến khích hợp tác kết nối giữa ngân hàng với các công ty Fintech để đổi mới, sáng tạo phát triển các giải pháp, mô hình thanh toán mới. Thực tế, những năm trở lại đây, ngân hàng đã dần thay đổi cách nhìn và “bắt tay” nhiều hơn với các công ty Fintech (trong đó có các ví điện tử) để phát triển đa dạng, phong phú hơn các ứng dụng của Mobile Banking.
Bên cạnh đó, cũng phải nói thêm rằng, cùng với sự nhập cuộc của Mobile Money, ví điện tử sẽ là dịch vụ mũi nhọn giúp cho thanh toán không dùng tiền mặt chiếm lĩnh thị phần rộng lớn trong thanh toán trực tuyến ở Việt Nam. Tới đây, nhiều khả năng sẽ có những ví điện tử sớm trở thành siêu ứng dụng (super app), bởi khách hàng ngày càng có kỳ vọng khắt khe hơn, mong đợi các dịch vụ được cá nhân hóa và nhanh hơn. Điều này kéo theo xu hướng tích hợp các dịch vụ tài chính, người dùng chỉ cần tải một ứng dụng là hoàn toàn có thể giải quyết được hầu hết nhu cầu của cá nhân như mua sắm, đi chợ, du lịch, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn (điện/nước/viễn thông…).
Thương vụ mới nhất năm 2022 ghi nhận trên thị trường là MoMo đầu tư vào Nhanh.vn - công ty chuyên cung cấp giải pháp quản lý bán hàng đa kênh trên nền tảng điện toán đám mây. Việc kết hợp với đơn vị này cũng sẽ giúp MoMo mở rộng thêm thị phần khách hàng, làm phong phú thêm hệ sinh thái của siêu ứng dụng. Hiện tại đang có hơn 80.000 doanh nghiệp sử dụng giải pháp của Nhanh.vn.
Hàng loạt các ví điện tử khác cũng đang có những lợi thế nhất định như Viettel Pay, Mobifone Pay, VNPT Pay với hệ sinh thái viễn thông; Moca liên kết chặt chẽ với siêu ứng dụng Grab; Shopee Pay tích hợp cùng trong sàn thương mại điện tử dẫn đầu thị trường Shopee; ông lớn VNPay có hơn 150.000 điểm VNPay-QR trên toàn quốc với nhiều ngành nghề, dịch vụ, đặc biệt tiện ích “Ví gia đình” của VNPay cho phép người dùng chính có thể tạo ví thành viên cho người thân, bè bạn, cấp hạn mức hay quản lý chi tiêu cho từng người thân của mình… Dự báo trong thời gian tới, phân khúc thanh toán trên sẽ cạnh tranh rất quyết liệt. Chuyên gia cũng lưu ý, nên sớm có cơ chế chia sẻ thông tin để cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử được khai thác dữ liệu công dân (gắn với các yếu tố sinh trắc học) từ cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm giúp xác thực khách hàng hiệu quả, an toàn khi sử dụng dịch vụ.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng
![[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/07/infographic-ty-gia-tinh-cheo-cua-dong-viet-nam-voi-mot-so-ngoai-te-de-xac-dinh-tri-gia-tinh-thue-tu-10-164-20250410075435.jpg?rt=20250410075437?250410075759)