agribank-vietnam-airlines

Vẫn dễ dàng mua hàng mùa dịch

Hà Chi
Hà Chi  - 
Mặc dù nhiều chợ đầu mối, chợ dân sinh cùng với một số siêu thị phải đóng cửa do có liên quan đến các ca nhiễm Covid-19 nhưng chuỗi cung ứng hàng hóa, thực phẩm để phục vụ người dân trên địa bàn Hà Nội vẫn đảm bảo thông suốt. Các kênh bán hàng online cũng được đẩy mạnh trong thời gian dịch bệnh.
aa
van de dang mua hang mua dich Không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa
van de dang mua hang mua dich Gỡ ách tắc trong phân phối hàng hóa thiết yếu
van de dang mua hang mua dich Tạo điều kiện thuận lợi nhất để lưu thông hàng hóa

Chợ truyền thống cũng ship hàng tận nhà

Chị Vũ Thị Mai, tiểu thương tại chợ truyền thống khu vực quận Thanh Xuân (Hà Nội) đang tất bật chuẩn bị các đơn hàng để giao cho khách. Trước đây, chị Mai chỉ giao hàng cho các nhà hàng, quán ăn thì giờ đây, khi người dân hạn chế ra đường, chỉ đi chợ vào các khung giờ được quy định, chị bắt đầu bán hàng qua Zalo. Những ngày đầu, chỉ có các khách quen đặt rau củ, thịt để mang tới tận nhà, nhưng nhờ khách giới thiệu nhau, chị đã bán được nhiều hàng hơn cho các khu chung cư lân cận.

Không chỉ chị Mai, nhiều người tiểu thương tại chợ cũng đã bắt nhịp được cùng phương thức bán hàng mới, các hội nhóm trên Facebook, Zalo cũng được lập nhiều hơn để phục vụ việc mua bán hàng hóa.

van de dang mua hang mua dich
Hà Nội đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa để phục vụ người dân

Đủ mọi loại mặt hàng từ thịt, cá, rau củ quả đến các loại đồ ăn vặt đều được cập nhật thường xuyên để khách hàng lựa chọn. Theo một tiểu thương, các đơn hàng sẽ được chốt vào buổi sáng và thường được trả hàng ngay trong ngày hoặc chậm nhất là ngày hôm sau.

Anh Phạm Văn Bình (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, kể từ khi Hà Nội xuất hiện một số ca nhiễm bệnh có liên quan tới chợ dân sinh, siêu thị, gia đình anh quyết định không trực tiếp đi mua mà chuyển hẳn sang đặt thực phẩm online từ đủ mọi kênh như các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị và cả tiểu thương ngoài chợ truyền thống.

“Tùy vào mỗi nơi thì thời gian giao hàng từ nửa ngày tới một ngày. Chính vì vậy, gia đình tôi thường lên danh sách thực phẩm cần mua cho cả tuần và đặt trước từ 1-2 ngày đối với các siêu thị, cửa hàng. Còn với người bán hàng quen ngoài chợ, chỉ cần gọi điện báo là sẽ được giao hàng ngay. Nhờ đó mà hầu như tôi không cần ra ngoài, đảm bảo an toàn hơn trong bối cảnh dịch bệnh”, anh Bình cho biết.

Theo thông tin từ Sở Công thương Hà Nội, thời gian vừa qua, các siêu thị cũng đẩy mạnh bán hàng online. Trong tuần đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội, các siêu thị đã cung ứng cho đơn mua hàng online của người dân tăng gấp từ 2-5 lần so với những ngày trước đó.

Qua khảo sát, giá thực phẩm, hàng hóa tại chợ dân sinh và các cửa hàng ổn định, không xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá. Một số loại thực phẩm tươi sống giá có tăng nhẹ trong vài ngày vừa qua do chi phí vận chuyển tăng, nhu cầu tăng do người dân chỉ được đi chợ 2-3 lần/tuần theo phiếu đi chợ đã được phát nên mỗi người thường mua số lượng thức ăn nhiều cho vài ngày.

Nỗ lực đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu

Trước tình hình nhiều ca bệnh có liên quan đến các siêu thị, chợ dân sinh, gần đây nhất là việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn cung ứng thực phẩm Thanh Nga - đơn vị cung cấp nguồn hàng cho hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ và một số chợ truyền thống, chợ đầu mối có các ca dương tính Covid-19 như chợ Long Biên, chợ Phùng Khoang… Bộ Công thương đã yêu cầu Sở Công thương Hà Nội có phương án bố trí các điểm bán hàng, các phương thức bán hàng bổ sung, lưu động có kiểm soát an toàn dịch bệnh thay thế cho các cơ sở bán hàng thiết yếu đã bị đóng cửa do dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, rà soát kế hoạch cung ứng hàng hóa thiết yếu để điều chỉnh, bổ sung phương án (nếu cần thiết) nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống.

Theo đó, Sở Công thương thành phố Hà Nội đã chỉ đạo doanh nghiệp phân phối có các phương án bảo đảm duy trì cung ứng hàng hóa. Hiện các nhà phân phối trên địa bàn đã chủ động tìm nguồn hàng, nhà cung ứng thực phẩm thay thế, do đó nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn được bảo đảm. Đối với các chợ, năng lực cung ứng hàng hóa vẫn được duy trì tốt, người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn hàng.

Đồng thời, Sở Công thương Hà Nội đã công khai danh sách tổng hợp điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu và danh sách các chợ trên địa bàn thành phố. Theo đó, sẽ có 7.866 điểm bán hàng hóa thiết yếu và 455 chợ truyền thống đặt tại các quận, huyện của thành phố, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô trong thời gian thành phố áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND.

Thời gian hoạt động các điểm cung ứng này chủ yếu từ 6 giờ - 22 giờ hàng ngày. Trong số các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu còn có các bưu cục, chuyển phát nhanh nhằm phục vụ vận tải, cung ứng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người dân.

Để bảo đảm an toàn trong dịch bệnh và duy trì hoạt động tại các cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, Bộ Công thương cũng đã chỉ đạo Sở Công thương thành phố Hà Nội, yêu cầu tạm dừng hoạt động các cơ sở có ca lây nhiễm Covid-19 để xử lý ngay các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ Công thương cũng chỉ đạo các doanh nghiệp có phương án tăng lượng hàng dự trữ để bảo đảm đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp hơn.

Ngoài ra, để hỗ trợ các hệ thống bán lẻ duy trì hoạt động cung ứng hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thời gian vừa qua, Bộ Công thương đã có báo cáo đề xuất với Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 về việc đưa người lao động tại hệ thống bán lẻ hàng hóa vào đối tượng ưu tiên tiêm vaccine, đồng thời, Bộ cũng đã có Công văn gửi UBND các tỉnh, trong đó có Hà Nội, đề nghị chỉ đạo ngành y tế của địa phương ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động tại các doanh nghiệp phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu theo danh sách cụ thể Bộ Công thương cung cấp.

Hà Chi

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data