agribank-vietnam-airlines

Validus hỗ trợ các DNNVV tiếp cận nguồn vốn kinh doanh

Minh Anh thực hiện
Minh Anh thực hiện  - 
Validus là cái tên mới nổi trong lĩnh vực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại khu vực Đông Nam Á. Ông Swaroop Shah, Giám đốc điều hành, Validus Việt Nam đã có cuộc chia sẻ trực tuyến với phóng viên về những giải pháp, dịch vụ tài chính với khách hàng và chiến lược hoạt động trong thời gian tới tại Việt Nam.    
aa

Ông có thể đánh giá sơ lược về cái hoạt động của Validus tại Singarpore cũng như tại Việt Nam?

Validus được thành lập tại Singarpore vào năm 2015, và nhanh chóng trở thành một trong những công ty Fintech lớn nhất, là nền tảng hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hàng đầu tại Đông Nam Á và giờ đã có mặt tại 4 nước: Singarpore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

validus ho tro cac dnnvv tiep can nguon von kinh doanh
Ông Swaroop Shah, Giám đốc điều hành, Validus Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, Validus đã thu xếp giải ngân khoảng 700 triệu đôla Mỹ cho hơn 25.000 khoản vay. Tầm nhìn của Validus tập trung vào hỗ trợ các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn để phát triển hoạt động kinh doanh. Hiện tại Validus đang được hỗ trợ bởi nhiều quỹ đứng ở đằng sau như: Vertek Ventures (Singarpore), Siam Cement Group (Thái Lan), Openspace Ventures (Singarpore), FMO (Hà Lan), VinaCapital Ventures (Việt Nam)…

Những quỹ này không chỉ hỗ trợ Validus về tài chính mà còn hỗ trợ về chia sẻ thông tin thị trường tại các quốc gia họ đầu tư, đưa ra những tư vấn chiến lược trong hoạt động kinh doanh và xây dựng mối quan hệ đối tác ngành, nhờ đó giúp Validus quản trị rủi ro, cải tiến công nghệ, áp dụng các quy trình tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển của công ty.

Sau gần hai năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Validus đã hỗ trợ gì cho các khách hàng DNNVV?

Chúng tôi có mặt tại Việt Nam được 18 tháng. Mục tiêu của Validus tại Việt Nam là hỗ trợ các DNNVV đang muốn tiếp cận những nguồn vốn mà các ngân hàng chưa hỗ trợ được hoặc họ đã hết hạn mức của ngân hàng.

Tính đến thời điểm hiện tại, Validus đang hợp tác với 12 đối tác là các tập đoàn lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để cung cấp hỗ trợ vốn kinh doanh cho các nhà cung cấp, là các DNNVV, của họ. Chúng tôi cũng đặt mục tiêu phát triển lên gấp ba lần số lượng khách hàng trong năm 2021.

Việc hợp tác với các tập đoàn chủ chốt tại Việt Nam khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc thu hẹp khoảng cách tài chính cho các DNNVV, hướng tới xây dựng một Việt Nam thịnh vượng hơn. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với nhiều tập đoàn hơn nữa để giúp các DNNVV của Việt Nam có thể tiếp cận các nguồn vốn tăng trưởng một cách tiện lợi và hợp lý.

Hiện nay, nông sản, dược phẩm, logistic, bán lẻ và sản xuất là những lĩnh vực chủ đạo mà Valius đang tập trung để hỗ trợ, và trong tương lai sẽ mở rộng ra thêm với những lĩnh vực khác nữa sau khi chúng tôi hoàn thành việc đánh giá rủi ro.

Giai đoạn phục hồi sau covid-19 sẽ chứng kiến sự gia tăng hoạt động kinh tế, trong đó nguồn vốn vẫn là yếu tố quan trọng và cần thiết để hỗ trợ các DNNVV phục hồi và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của họ. Đây sẽ là thời điểm các fintech như Validus có thể nắm thời cơ để giúp giải quyết nhu cầu tài chính ngày càng tăng.

Ở một thị trường tài chính khá sôi động như Việt Nam, Validus có gặp khó khăn gì khi hoạt động tại đây, thưa ông?

Trước khi tới Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu khá kỹ và có thể thấy rằng các yêu cầu về vốn của doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Điểm chung của các DNNVV là họ không thể báo cáo tài chính vì không có kiểm toán, không có đầy đủ các hồ sơ thiết yếu theo yêu cầu của ngân hàng, không có hoặc rất ít tài sản thế chấp hoặc không thể tiếp cận được các nguồn tài chính khác. Do đó, Validus giúp các DNNVV thúc đẩy kinh doanh bằng cách hỗ trợ phê duyệt khoản vay nhanh với yêu cầu tối thiểu về hồ sơ vay cùng lãi suất cạnh tranh, nhờ đó họ có thể nhanh chóng nhận được giải ngân để bổ sung vốn lưu động cho kinh doanh.

Ngoài điểm tương đồng thì sự khác biệt của các doanh nghiệp tại Việt Nam so với các nước khác là các doanh nghiệp Việt Nam thường hay sử dụng tiền mặt trong các giao dịch, đó là cái khó khăn mà các công ty fintech như Validus đang đối mặt. Hiện nay, hơn 90% các DNNVV sử dụng tiền mặt làm hình thức giao dịch chính nên Validus sẽ khó xác minh được các giấy từ liên quan đến các khoản vay của doanh nghiệp, như các hóa đơn công nợ, đơn đặt hàng... Để vượt qua những thách thức này, Validus sẽ nghiên cứu kĩ lưỡng về thị trường và các vận hành giao dịch kinh doanh tại Việt Nam để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho DNNVV.

Bên cạnh việc hợp tác với các đối tác tập đoàn tin cậy, Validus Việt Nam có một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận tâm với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính DNNVV. Đây là điều cần thiết vì mỗi thị trường đều có sự khác biệt - đó là lý do tại sao chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận 'toàn cầu' ở mọi quốc gia chúng tôi hoạt động.

Xuất hiện tại Việt Nam vào đúng thời điểm các doanh nghiệp và công ty tài chính đẩy mạnh “chuyển đổi số”, vậy Validus đã có những chuẩn bị gì cho việc “chuyển đổi số” này?

Trước khi vào Việt Nam, chúng tôi đã tìm hiểu thị trường với tập trung vào những thông tin doanh nghiệp và tất cả dữ liệu khác để hỗ trợ cho khách hàng. Trong 1 năm rưỡi qua, Validus đã tập trung xây dựng quy trình xử lý trực tiếp, tự động hóa trong vận hành, tích hợp công nghệ kỹ thuật số để mang lại thuận tiện cho khách hàng như ứng dụng công nghệ máy học (Machine Learning) để cải thiện đánh giá rủi ro, đưa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ các quy trình nội bộ công ty, và có thêm nhiều thông tin về quản trị rủi ro cũng như thông tin dữ liệu khách hàng nhằm hiểu hơn thị trường Việt Nam. Đối với chúng tôi, thông tin dữ liệu của khách hàng là một trọng yếu để phát triển kinh doanh. Đồng thời, Validus cũng đưa ra chiến lược để giảm thiểu sử dụng giấy tờ và tập trung phát triển công nghệ, kỹ thuật số.

Việt Nam đang xây dựng nghị định, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động của công nghệ tài chính (Fintech). Với hoạt động của Validus ở Singapore và Indonesia, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm trong việc kiểm soát hoạt động lĩnh vực này?

Ở mỗi nước khác nhau sẽ có những luật định khác nhau. Sau khi ba quốc gia trong khu vực phê chuẩn luật, chúng tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ có thể mang các quy trình tốt nhất và một khuôn khổ quản trị mạnh mẽ mà chúng tôi đang áp dụng cho hoạt động của mình trong khu vực đến Việt Nam. Với những công ty Fintech như Validus thì luôn quan tâm tới quản trị rủi ro, đây là điều thiết yếu để phát triển bền vững.

Còn về các quy định của luật pháp với các công ty Fintech, với kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng có 3 điểm mà các nhà làm luật có thể cân nhắc, đó là: cần một khung luật định đầy đủ và mạnh mẽ để các công ty được luật điều chỉnh phải tuân thủ; Xây dựng quy trình quản trị rủi ro mạnh mẽ để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho vay tuân thủ; Fintech phải có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, có đủ năng lực sáng tạo và công nghệ không những ngay từ ngày đầu thành lập, mà kể cả khi sau này phát triển mở rộng, doanh nghiệp đó phải có khả năng chuẩn hóa các kinh nghiệm cho vay, sáng tạo và tự động hóa quy trình đó.

Xin cảm ơn ông!

Minh Anh thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data