agribank-vietnam-airlines

Ưu tiên tối đa về cơ chế, nguồn lực cho lâm nghiệp, thủy sản

Nguyễn Vũ
Nguyễn Vũ  - 
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định như vậy tại buổi làm việc với các NHTM có dư nợ cho vay nông nghiệp, lâm sản, thủy sản lớn và một số bộ, ngành tại Hà Nội vào ngày 25/5/2023 để trao đổi thống nhất việc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 167/TB-VPCP về tín dụng đối với doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản.
aa
Ngân hàng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lâm nghiệp, thủy sản
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú yêu cầu, NHTM nhà nước hay NHTM cổ phần đều phải có trách nhiệm trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn nói chung
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú yêu cầu, NHTM nhà nước hay NHTM
cổ phần đều phải có trách nhiệm trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp lĩnh vực lâm sản,
thuỷ sản nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn nói chung

Ngành Ngân hàng luôn ưu tiên lĩnh vực tam nông

Báo cáo tại buổi làm việc, bà Hà Thu Giang - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung, trong đó có thủy sản và lâm sản, là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm rất lớn từ ngành Ngân hàng. Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, trong những tháng đầu năm 2023, NHNN đã 3 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành, với mức giảm từ 0,5 - 1,5%. Trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn tăng cao, quyết định điều chỉnh giảm lãi suất cho thấy sự nỗ lực lớn của NHNN.

Qua theo dõi hoạt động, bà Hà Thu Giang cho biết, các TCTD đã thực hiện tích cực, quyết liệt các chỉ đạo về tín dụng và lãi suất của NHNN. Các TCTD cũng đã xây dựng rất nhiều chương trình sản phẩm, dịch vụ dành cho các doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực lâm sản và thủy sản được nhận mức lãi suất rất ưu đãi.

Mặc dù, ngành Ngân hàng đã có nhiều giải pháp nhưng trước diễn biến của kinh tế thế giới và trong nước tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua, việc mở rộng tín dụng của hệ thống TCTD gặp nhiều khó khăn do sự hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế giảm. Do đó, tính đến ngày 16/5 dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 12,25 triệu tỷ đồng, mới chỉ tăng 2,72% so với cuối năm 2022. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt dư nợ trên 3 triệu tỷ đồng, tăng 1,82% so với cuối năm 2022. Dư nợ tín dụng với thủy sản đạt trên 211.000 tỷ đồng tăng nhẹ 1,09%; dư nợ đối với lĩnh vực lâm sản đạt trên 189.000 tỷ đồng, tăng 25% so với cuối năm 2022…

Bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, là ngân hàng chủ đạo phục vụ tam nông nên dư nợ cho vay lĩnh vực này luôn chiếm 65-70%/tổng dư nợ của ngân hàng. Tính đến ngày 15/5, dư nợ tín dụng cho vay đối với lĩnh vực thủy sản của Agribank đạt 59.000 tỷ đồng; đối với lĩnh vực lâm nghiệp, dư nợ cho vay đạt 55.000 tỷ đồng. Đối với cho vay thủy sản, bà Bình cho biết, trước khó khăn chung, ngân hàng chủ động triển khai nhiều chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Bản thân ngân hàng rất mong muốn đẩy mạnh cho vay thủy sản nhưng dưới hình thức cho vay chuỗi. Bởi, trong thời gian qua, ngân hàng này kẹt lượng vốn tương đối lớn khi 70% dư nợ cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản là nợ xấu. “Lúc mới triển khai Nghị định 67, các địa phương yêu cầu ngân hàng phải đẩy mạnh cho vay. Nhưng khi phát sinh nợ xấu, chỉ một mình ngân hàng đứng ra xử lý. Do vậy, ngân hàng muốn được đẩy mạnh cho vay theo chuỗi đảm bảo vốn vay hiệu quả”, bà Bình chia sẻ.

Tương tự như Agribank, ông Trần Long - Phó tổng giám đốc BIDV cho biết, trước những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải, BIDV vẫn thực hiện cấp hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp trong ngành lâm, thủy sản và áp dụng những chính sách hỗ trợ như những năm trước. “Để đồng hành cùng doanh nghiệp, BIDV tiếp tục xem xét giảm lãi suất thêm 0,5% đối với USD và khoảng 1% đối với VND. Đồng thời, xem xét cụ thể các khó khăn của doanh nghiệp để tìm cách tháo gỡ”, ông Long thông tin thêm.

Vấn đề mấu chốt là thị trường

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam bày tỏ cảm ơn tới NHNN và các NHTM đã có nhiều chính sách hỗ trợ giúp doanh nghiệp trong ngành vượt qua khó khăn. “Các doanh nghiệp ngành gỗ đều là khách hàng lớn của các ngân hàng và cũng không có “kêu ca” gì về tín dụng hay lãi suất của các ngân hàng”, ông Ngô Sỹ Hoài chia sẻ.

Đánh giá cao sự hỗ trợ của ngành Ngân hàng đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp trong ngành Thủy sản nói riêng, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, các chính sách được ngành Ngân hàng đưa ra thời gian qua góp phần giúp cộng đồng doanh nghiệp vơi bớt khó khăn. Tuy nhiên, kể từ quý IV/2022 đến nay, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản gặp nhiều khó khăn hơn, hàng tồn kho lớn do suy giảm cầu từ các thị trường quốc tế. Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, doanh số toàn ngành giảm khoảng 30% riêng thị trường Mỹ giảm 51%... Trước những khó khăn hiện nay, VASEP đã đề nghị Chính phủ và NHNN có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành vượt qua khó khăn.

Ưu tiên tối đa về cơ chế, nguồn lực cho lâm nghiệp, thủy sản

Đối với đề xuất trên, đại diện các NHTM cho biết, sẽ sẵn sàng tham gia nếu Chính phủ, NHNN có chủ trương. Nhưng thực tế thời gian qua, bản thân các ngân hàng đã chủ động triển khai nhiều chính sách tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trong hai lĩnh vực trên nói riêng, nền kinh tế nói chung. Vấn đề hiện tại của các doanh nghiệp bây giờ là đầu ra sản phẩm, thị trường.

Dù ngành Ngân hàng đang rất nỗ lực đồng hành cùng với các doanh nghiệp, tuy nhiên, để vượt qua khó khăn, ông Nguyễn Việt Cường - Phó Tổng giám đốc Vietcombank cũng đề nghị, các doanh nghiệp cần tìm cách đa dạng hóa thị trường để chống đỡ sự sụt giảm từ các thị trường chính. Đồng thời tăng cường các dự báo để có kế hoạch, chiến lược kinh doanh tốt hơn.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú một lần nữa khẳng định, nông nghiệp, nông thôn luôn là lĩnh vực chủ chốt, tạo ra giá trị sản phẩm cho đất nước, trong đó, lĩnh vực lâm nghiệp, thuỷ sản thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên cần sự ưu đãi và cơ chế, chính sách. Phó Thống đốc yêu cầu, NHTM nhà nước hay NHTM cổ phần đều phải có trách nhiệm trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn nói chung, cần có những chính sách khẩn cấp để hỗ trợ các DN hai ngành nghề này để giữ vững được thị trường, thị phần...

Đối với đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho hai lĩnh vực này, Phó Thống đốc cho rằng, nếu so với dư nợ tín dụng của hai lĩnh vực này thì gói tín dụng đó là quá nhỏ. Hơn nữa, với 10.000 tỷ đồng thì không giải quyết hết được những khó khăn hiện nay. Do đó, Phó Thống đốc đề nghị, không nên giới hạn gói tín dụng này, mà cần đặt ra cơ chế tháo gỡ khó khăn, để doanh nghiệp duy trì và phát triển. Do đó, các NHTM cố gắng duy trì hạn mức đã cấp cho doanh nghiệp; trường hợp thiếu hạn mức tín dụng đối với hai lĩnh vực này, TCTD báo lại NHNN để có điều chỉnh. Về giảm lãi suất và phí, NHNN đã giảm lãi suất điều hành, thời gian tới tiếp tục chỉ đạo các NHTM chia sẻ lợi nhuận để hạ lãi suất. Đối với các khoản phí, các NHTM nếu giảm được khoản nào thì giảm hẳn, nếu không thì giảm một nửa so với mức phí hiện đang áp dụng. Phó Thống đốc cũng đề nghị các bộ, ngành có liên quan, phối hợp với NHNN cùng chung tay giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Nguyễn Vũ

Tin liên quan

Tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai.
Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN.
NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Ngày 4/4, NHNN ban hành Quyết định số 1689/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của NHNN triển khai Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.
Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản số 138/HHNH-PLNV tham gia ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quy định về quản lý thuế.
Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

"Không để ai bị bỏ lại phía sau" là tinh thần xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện cho DNNVV là điều vô cùng cần thiết. Bởi DNNVV chiếm đến 98% khu vực kinh tế tư nhân, trong khi khu vực này hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 82% tổng số lao động đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 06/2025/QĐ-TTg quy định về việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với cơ sở in, đúc tiền để in tiền giấy, sản xuất tiền kim loại.
Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Ngày 21/3/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng sẽ tổ chức Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”. Hội thảo có sự tham dự của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú; Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân; cùng các lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành, tổ chức tín dụng và các cơ quan thông tấn - báo chí.
Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD). Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2025.
VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank thông báo chào bán trái phiếu ra công chúng Đợt 2 (Giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng số 233/GCN-UBCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 16/12/2024)
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data