agribank-vietnam-airlines

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Singapore

 - 
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Singapore
aa
Thúc đẩy tăng cường kết nối Việt Nam – Singapore trong lĩnh vực ngân hàng Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Singapore
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Singapore- Ảnh 1.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng PAP Lawrence Wong chủ trì cuộc gặp báo chí thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Singapore lên Đối tác Chiến lược toàn diện - Ảnh: TTXVN

1. Nhận lời mời của Thủ tướng Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Lawrence Wong, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân đã thăm chính thức Singapore từ ngày 11 đến ngày 13/3/2025.

2. Hai nhà lãnh đạo nhất trí việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược (năm 2013) và Đối tác Kinh tế xanh - Kinh tế số (năm 2023) đã đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore đi vào chiều sâu và thực chất. Hai nhà lãnh đạo đã quyết định nâng cấp quan hệ Việt Nam - Singapore lên Đối tác Chiến lược toàn diện.

3. Hai bên cam kết tiếp tục củng cố và tăng cường hợp tác cùng có lợi, tin cậy chính trị, phối hợp giải quyết các thách thức chung hiện nay trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, qua đó mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước cũng như vì một ASEAN đoàn kết, tự cường, có vai trò trung tâm và bao trùm, phấn đấu vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

4. Hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ, tập trung vào các nội dung chính sau:

(i) Đẩy mạnh hợp tác vì hòa bình, an ninh và ổn định của thế giới: Tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh; đẩy mạnh hợp tác kênh Đảng nhằm tăng cường sự tin cậy và củng cố nền tảng chính trị cho quan hệ hai nước; nghiên cứu thiết lập cơ chế đối thoại kênh Đảng thường kỳ; duy trì hiệu quả cơ chế họp thường niên giữa Thủ tướng hai nước; đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và an ninh trong các lĩnh vực cùng có lợi, bao gồm thông qua Đối thoại Chính sách cấp thứ trưởng Bộ Quốc phòng và cơ chế họp thường niên cấp thứ trưởng Bộ Công an; tăng cường giao lưu hải, lục, không quân; giáo dục và đào tạo; hợp tác viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai; hợp tác quân y; hỗ trợ nhau trong công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia bao gồm tội phạm ma túy, lừa đảo, công nghệ cao, tội phạm mạng, khủng bố, phòng chống rửa tiền, thông qua Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự (ký tháng 10/2024); tiếp tục hỗ trợ nhau tại các diễn đàn song phương, khu vực và quốc tế về chống lừa đảo, bao gồm xây dựng Hướng dẫn ASEAN về các chính sách và thực tiễn chống lừa đảo; chia sẻ thông tin và phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải.

(ii) Củng cố hợp tác kinh tế và thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi: Thông qua triển khai hiệu quả các trụ cột hợp tác của Hiệp định Khung về kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore (nâng cấp năm 2023) nhằm hỗ trợ các dự án hợp tác chung, như phát triển các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) đổi mới sáng tạo, carbon thấp, bền vững; hợp tác bảo đảm an ninh lương thực, gồm phục hồi chuỗi cung ứng lương thực; thúc đẩy thanh toán song phương mã QR giữa Việt Nam và Singapore; khuyến khích các sáng kiến hợp tác thị trường vốn, gồm các sáng kiến kết nối thị trường chứng khoán, liên kết chứng chỉ lưu ký song phương và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; trao đổi kinh nghiệm phát triển lĩnh vực tài chính, bao gồm hỗ trợ nỗ lực của

Việt Nam trong xây dựng và vận hành trung tâm tài chính quốc tế; tăng cường kết nối hàng không thông qua mở rộng Hiệp định Hàng không song phương; tăng cường hợp tác giải quyết các vấn đề y tế khu vực và toàn cầu; khuyến khích hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm các giải pháp đáp ứng nhu cầu đô thị; làm sâu sắc hơn nữa hợp tác luật pháp và tư pháp; Singapore hỗ trợ Việt Nam phát triển hạ tầng cảng biển và hàng hải thông qua chuyển đổi số và đổi mới vận hành.

(iii) Tăng cường hợp tác năng lượng và tăng trưởng xanh: Thông qua phát huy hiệu quả quan hệ Đối tác Kinh tế xanh - Kinh tế số (ký năm 2023), tạo tiền đề cho hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kết nối năng lượng, tính bền vững, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số và đổi mới sáng tạo, với mục tiêu chung cùng đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển các thành phố thông minh, bền vững; tạo thuận lợi cho việc phê duyệt quy định đối với hoạt động mua bán điện xuyên biên giới, bắt đầu từ hợp tác xuất khẩu điện gió ngoài khơi Việt Nam sang Singapore; phát triển và chuyển đổi cơ sở hạ tầng truyền tải điện cũng như các cơ chế tài chính hướng tới xây dựng lưới điện ASEAN; hợp tác về tín chỉ carbon phù hợp với Điều 6 Thỏa thuận Paris.

(iv) Xây dựng năng lực và kết nối con người: Thông qua tăng cường hợp tác về phát triển nhân tài, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược; trao đổi chuyên gia và sinh viên, bao gồm hợp tác giữa các trường và các cơ sở giáo dục đại học trong các lĩnh vực cùng quan tâm như thiết kế mạch tích hợp, công nghệ bán dẫn, kỹ năng công nghiệp 4.0, công nghệ mới, nghiên cứu y học điều dưỡng; tăng cường đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, triển khai Chương trình trao đổi tài năng đổi mới sáng tạo Singapore - Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật và thể thao; thúc đẩy lượng khách du lịch và tăng cường hơn nữa giao lưu nhân dân giữa hai nước.

(v) Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực số và công nghệ mới nổi: Tăng cường hợp tác kết nối số, luồng dữ liệu xuyên biên giới, thiết lập “hộp cát dữ liệu” trong các khu VSIP và các công nghệ mới nổi, gồm trí tuệ nhân tạo (AI) và an ninh mạng; tăng cường hợp tác về cáp ngầm dưới biển trong khu vực, thông qua xây dựng Hướng dẫn nâng cao của ASEAN về tăng cường khả năng chống chịu và sửa chữa cáp ngầm; thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp đối với nền kinh tế số bao gồm thúc đẩy đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu, khuyến khích sử dụng và truyền dữ liệu có trách nhiệm thông qua áp dụng các hướng dẫn và khuôn khổ khu vực, như Các Điều khoản hợp đồng mẫu ASEAN (về trao đổi dữ liệu xuyên biên giới) và Hướng dẫn ASEAN về quản trị và đạo đức trí tuệ nhân tạo.

(vi) Tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế: Chủ động phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, Liên Hợp Quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các diễn đàn liên nghị viện; thúc đẩy sự thống nhất, vai trò trung tâm của ASEAN, cũng như các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN, bao gồm việc hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và các kế hoạch chiến lược; tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực; ủng hộ hợp tác và liên kết tiểu vùng trong ASEAN, trong đó có Tiểu vùng Mekong, và quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và sự phát triển toàn diện của ASEAN.

5. Để triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, hai nhà lãnh đạo nhất trí giao Bộ Ngoại giao hai nước phối hợp cùng các bộ, ngành hữu quan xây dựng kế hoạch hành động triển khai các trụ cột đã đề cập trên.

6. Trao đổi về diễn biến mới ở Biển Đông, các nhà lãnh đạo tái khẳng định lập trường nhất quán của ASEAN về Biển Đông, cũng như tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

7. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cần tiếp tục tăng cường lòng tin chính trị, kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, tự kiềm chế tiến hành các hoạt động có thể làm leo thang căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định cũng như tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình; kêu gọi thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); nhấn mạnh sự cần thiết duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Hai bên tái khẳng định UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương và là cơ sở có tầm quan trọng chiến lược cho các hoạt động hợp tác ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu, và sự toàn vẹn của UNCLOS 1982.

8. Tổng Bí thư Tô Lâm chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Singapore về sự đón tiếp nồng hậu dành cho đoàn. Tổng Bí thư Tô Lâm trân trọng mời Thủ tướng Lawrence Wong thăm Việt Nam vào thời gian phù hợp. Thủ tướng Lawrence Wong đã vui vẻ nhận lời.

VGP News

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

“Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) cần phải thực hiện thường xuyên hàng ngày và không thể lơ là, đi vào trong tiềm thức, ý thức của từng cán bộ ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh THTK, CLP trong ngành Ngân hàng để tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn và nhiều người nghèo cần hỗ trợ”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nói tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác THTK, CLP trong ngành Ngân hàng năm 2025 sáng 11/4.

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data