Từ tăng trưởng nóng, du lịch lữ hành bàn cách tăng trưởng cao
![]() |
Ảnh minh họa |
“Chính phủ đã chỉ đạo phải nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7%. Nhưng tăng trưởng GDP năm nay sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ trong tháng qua bão lũ đã gây thiệt hại nặng trên diện rộng ở nhiều tỉnh, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của nhiều ngành. Trong điều kiện đó, ngành du lịch có nhiệm vụ quan trọng để góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay”, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hoàng Vĩnh Ái cho biết.
Muốn đạt mục tiêu, ít nhất ngành du lịch phải đạt kế hoạch đặt ra là phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng khách quốc tế ít nhất là 30%, cả năm thu hút được 13 triệu khách quốc tế. 9 tháng đã có 9,45 triệu lượt khác du lịch quốc tế đến Việt Nam. “Như vậy từ nay đến cuối năm phải thu hút được 3,7 triệu khách, tức mỗi tháng phải có được 1,2 đến 1,3 triệu khách quốc tế”, Thứ trưởng Ái nói.
Tuy luôn có tiềm năng phát triển và dù kế hoạch đặt ra như vậy nhưng ngành du lịch cũng chịu ảnh hưởng vì giao thông và hạ tầng nhiều tỉnh bị hư hại do bão lũ vừa qua. Nhưng ngành Du lịch cũng có cơ hội lớn đó là Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ có khoảng 10.000 người từ 24 nền kinh tế sẽ đến Việt Nam, trong đó có nguyên thủ và quan chức của nhiều nước.
Với kinh nghiệm là ở đâu có hội nghị quan trọng của thế giới thì ở đó có cơ hội quảng bá du lịch. Thứ trưởng Ái muốn các đơn vị du lịch lữ hành hãy tận dụng tốt cơ hội này để quảng bá du lịch, để chấn chỉnh hoạt động sao cho đạt mức tăng trưởng cao bền vững.
Nhưng như ông Nguyễn Quý Phương (Vụ trưởng vụ du lịch lữ hành – Tổng cục Du lịch) cho biết, ngành đang phải đối diện với những hệ lụy do qua những năm tăng trưởng nóng. Ảnh hướng lớn nhất là đã có hiện tượng thao túng của một số công ty du lịch nước ngoài, gây ra xung đột lợi ích. Một số công ty lữ hành nước ngoài vừa gửi khách vào vừa ép giá. Không ít người nước ngoài nhập cảnh trái phép để núp bóng kinh doanh điều hành tổ chức tour trái phép, làm hướng dẫn viên du lịch trái phép...
Để xảy ra tình trạng trên một phần cũng bởi năng lực và nguồn lực tài chính của nhiều DN lữ hành Việt Nam còn hạn chế không chủ động được trong việc kết nối tạo ra sản phẩm du lịch, dễ bị các đối tác nước ngoài chi phối, bị công ty lữ hành nước ngoài gửi khách, ép giá. Đã vậy, ý thức pháp luật của một số DN lữ hành và hướng dẫn viên còn thấp chấp nhận cấu kết, tiếp tay cho người nước ngoài.
Đơn cử như do khách du lịch đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc đã và đang tăng nhanh, trong khi lực lượng hướng dẫn viên chỉ đủ phục vụ 5.000 khách. Vì vậy khi lượng khách vào lên tới 13.000 người đã khiến Việt Nam thiếu hướng dẫn viên sử dụng tiếng Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện tượng này đã tạo cơ hội cho hướng dẫn viên nước ngoài thao túng, và đã xuất hiện việc sử dụng bằng cấp giả khi xin cấp thẻ hướng dẫn viên, sử dụng thẻ hướng dẫn viên giả đang diễn ra ngày càng tinh vi và có hệ thống…
Với những thách thức, khó khăn mà ông Phương cho biết, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Văn Tuấn lưu ý: Năm 2016 ngành đã có bước tăng trưởng vượt bậc nên để năm nay đạt mức tăng trưởng cao hơn năm ngoái đòi hỏi ngành phải có sự bứt phá và cũng cần có sự phối hợp giữa các ngành và các địa phương, không thể kéo dài cách “mạnh ai nấy làm, mạnh ngành nào ngành đó phát triển. Bây giờ phải làm sao cho vừa đẩy mạnh phát triển được du lịch, lại vừa giải quyết được những điểm nóng đang còn tồn tại”, ông Tuấn cho biết.
Góp ý thêm vào các giải pháp để ngành đạt mục tiên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Bến Thành Hà Nội cho rằng, để tăng lượng khách, điều quan trọng là phải mở thêm các đường bay thẳng đến Việt Nam và cải thiện chính sách về visa. Được miễn visa, lại có đường bay thẳng rút bớt thời gian đi lại sẽ hấp dẫn du khách hơn.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
