agribank-vietnam-airlines

Từ sự cố nước sạch sông Đà: Cần lấp "lỗ hổng" trong quản lý nguồn nước

Võ Hương Giang
Võ Hương Giang  - 
Sau hai tuần nước sông Đà nhiễm dầu thải đẩy hàng trăm nghìn hộ dân ở Hà Nội vào cảnh thiếu nước sạch, hàng loạt vấn đề liên quan đến bảo vệ nguồn nước, đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước đã được đặt ra. Tuy nhiên, để giải quyết được những điểm yếu trong công tác này trước mắt và lâu dài vẫn còn gặp “muôn trùng khó”.
aa
Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội: Nguồn nước sạch sông Đà đã an toàn
Nhiều câu hỏi sau vụ ô nhiễm nước sinh hoạt
Từ sự cố nước sạch sông Đà: Cần lấp
Chủ động phòng ngừa, xử lý rủi ro trong quản lý an ninh nguồn nước sẽ giảm thiểu được thiệt hại

Gặp khó từ chính sách đến...thực hiện

Mặc dù Chính phủ đã có những hành động quyết liệt nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước, song theo TS. Trần Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật (Bộ Xây dựng), quy định pháp luật thì đầy đủ nhưng thực hiện còn nhiều hạn chế. Vấn đề được ông Tuấn chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Giải pháp nào đảm bảo an ninh nguồn nước sạch tại Hà Nội?”, do Báo Tiền Phong tổ chức ngày 31/10 cho thấy, rào cản lớn nhất trong đảm bảo an ninh nguồn nước chính là những vấn đề triển khai các quy định trong thực tiễn.

Chẳng hạn, theo Nghị định số 117/2007/NĐ-CP quy định về bảo đảm cấp nước an toàn, Thủ tướng cũng thành lập Ban chỉ đạo của Ban cấp nước an toàn, tổ chức thực hiện cho 63 tỉnh, thành. Các nội dung quy định đầy đủ từ đánh giá hiện trạng, rủi ro, quan trắc,... Tuy nhiên, trong thực tế, chương trình đã đi vào hoạt động, phối hợp với Hội cấp thoát nước Việt Nam, Tổ chức y tế thế giới... nhưng đa phần chỉ dừng ở mức thành lập, công bố còn việc quản lý, triển khai chưa thực sự được quan tâm.

Cụ thể, sau khi Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn tới 63 tỉnh, thành, đến nay mới có 49/63 tỉnh, thành có Ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn chỉ có 41/63 tỉnh, thành. Một nội dung quan trọng nhất là đơn vị cung cấp nước phải có kế hoạch cung cấp nước an toàn cho chính công ty mình, nhưng hiện chỉ có 35/300 công ty xây dựng được sổ tay cấp nước an toàn.

Bên cạnh đó, vai trò và trách nhiệm của địa phương trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước cũng cần được nâng cao. Theo TS. Trần Anh Tuấn: Việc giao cho các doanh nghiệp cấp nước vùng phục vụ cấp nước cần phải thông qua chính quyền địa phương. Nghị định bây giờ ghi là thỏa thuận, nhưng cần nâng lên để ràng buộc hơn về tính pháp lý. Các công ty kinh doanh cấp nước cũng phải có trách nhiệm báo cáo địa phương để thực hiện.

Ngoài ra, một vấn đề khác là hiện nay, văn bản quy định về ngành cấp nước mới dừng ở cấp Nghị định, mục tiêu an sinh xã hội chưa phải là mục tiêu đầu tiên. Vì vậy, việc quản lý an ninh nguồn nước từ Trung ương đến địa phương còn chưa đồng bộ và gặp nhiều khó khăn.

Không chỉ trong quy định, quy trình đảm bảo an toàn, an ninh nguồn nước hiện nay cũng còn nhiều bất cập. Theo ông Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, nguồn nước đang được chúng ta sử dụng rất nhiều mục đích, một dòng sông vừa dùng để khai thác nước sinh hoạt, vừa cho phép các hoạt động tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố.

Điển hình trên dòng sông Đà đang được dùng với nhiều chức năng như vận chuyển hàng hóa, kể cả hàng hóa nguy hiểm, cơ sở kinh doanh xăng dầu dưới sông, các cảng thủy, nội địa, các cơ sở chế biến, lưu chứa sử dụng kinh doanh xăng dầu hóa chất gần khu vực bờ sông. Tất cả những hoạt động này đều tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tăng cường quản lý, bảo đảm an ninh nguồn nước

Việc nguồn nước cấp cho Nhà máy nước sông Đà bị nhiễm dầu vừa qua là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người dân. Do đó, để phòng ngừa và ngăn chặn sự cố kịp thời, cần sự thay đổi toàn diện từ quy định cung cấp dịch vụ công đến công tác phối hợp, bảo vệ an ninh, an toàn nguồn nước giữa các đơn vị có liên quan.

Cùng chung quan điểm này, ông Phạm Văn Sơn nhấn mạnh: Chúng ta phải đặt vấn đề phòng ngừa lên hàng đầu, chỉ có phòng ngừa mới giảm thiểu được tác hại với cộng đồng còn khi sự cố đã xảy ra thì ứng phó cũng chỉ giảm thiểu tác động.

Để phòng ngừa và xử lý kịp thời thì hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ và thống nhất sẽ là “bước đệm” vững chắc nhất. Do đó, cần quy định trách nhiệm bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm chính của các địa phương, các nhà máy chỉ có trách nhiệm phối hợp. Đặc biệt, phải sớm xây dựng và ban hành Luật Sản xuất, cung cấp, tiêu thụ nước sạch để bổ sung cho Nghị định 117 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để đảm bảo chất lượng nước, nước đạt các quy chuẩn, các đơn vị chức năng cần ban hành các quy định tạo sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý địa phương…

Đồng thời, xây dựng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các sự cố có thể phát sinh như lắp đặt barie để ngăn ngừa; kiểm soát công tác xả thải của các nhà máy, trang trại trong khu vực…

Ngoài ra, theo ông Phạm Văn Sơn: Cần có hệ thống quan trắc online tự động, liên tục. Với rủi ro đến từ dầu thải, cần thiết lập và duy trì các màng lọc, không chỉ riêng với nhà máy nước mà với tất cả các cơ sở công nghiệp, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, các điểm rửa xe để kiểm soát ô nhiễm dầu hàng ngày và phòng ngừa chủ động sự cố tràn dầu 24/7.

Các chuyên gia về môi trường cho rằng, từ sự cố nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước sạch Sông Đà bị nhiễm dầu đặc biệt nghiêm trọng, các cơ quan chức năng cần phải sớm xây dựng, ban hành những quy định chặt chẽ hơn trong vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước.

Võ Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data