TS. Lê Xuân Nghĩa: Ủy ban Chứng khoán độc lập sẽ tăng vị thế thị trường tài chính
![]() | UBCKNN thuộc Chính phủ: Cần cân nhắc và đánh giá kỹ tác động |
![]() | Xác lập UBCKNN là cơ quan độc lập, thuộc Chính phủ? |
“Cơ hội không nhiều để nâng cao vai trò của một cơ quan quan trọng như vậy. Tôi thiết tha đề nghị Quốc hội xem xét vấn đề này bởi hiện nay việc đặt Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ở trong Bộ Tài chính đã tốt rồi nhưng chúng ta cần nó tốt hơn nữa, toàn diện hơn nữa, gắn kết với thị trường tài chính quốc tế hơn nữa và gắn kết với nền tảng công nghệ hiện đại hơn nữa. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước gắn kết với thế giới không chỉ với vai trò của một cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính mà là toàn thể quốc gia”, TS. Lê Xuân Nghĩa khuyến nghị.
![]() |
Theo TS. Nghĩa, điều quan trọng nhất để nâng cao năng lực thể chế của thị trường chứng khoán nói chung và cơ quan quản lý cần có Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước độc lập, không trực thuộc Bộ Tài chính. Triết lý quản lý của Bộ Tài chính là cơ quan quản lý ngân sách tài chính công nên nền cảng của nó là an toàn, không có rủi ro, thậm chí tài chính còn có dự phòng, nhưng nay lại quản lý một thị trường rủi ro “khủng khiếp nhất”, biến động thị trường thường nhật, lại chịu tác động rất lớn từ các thị trường khác vào thị trường chứng khoán. Triết lý và quản lý không giống nhau như vậy nên chính vì thế Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không nên nằm vào đâu trong hệ thống của Bộ Tài chính.
“Vậy để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong Bộ Tài chính như dự thảo Luật để giải quyết vấn đề gì?”, ông Nghĩa đặt dấu hỏi. Đồng thời ông phân tích, nếu nằm trong Bộ Tài chính, khi gặp khủng hoảng thì Bộ Tài chính bỏ tiền ra cứu, tuy nhiên việc “cứu” Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và thị trường chứng khoán phải là chủ trương lớn của Chính phủ, phải có quy trình và bài bản cứu, chứ không phải Bộ Tài chính có thể tự “vác tiền” ngân sách nhà nước ra để đi cứu thị trường nhiều rủi ro này.
“Đã đến lúc chúng ta phải tạo cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vị thế tương xứng với tốc độ phát triển hiện nay của nó và trong thập kỷ tới đây, đồng thời giao cho nó trọng trách lớn hơn để có thể bao quát được nhiệm vụ lớn trong bối cảnh thị trường tài chính tiềm ẩn đầy rủi ro”, ông Nghĩa khuyến nghị.
Chung quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán cho rằng: Sau gần 25 năm hoạt động, đến nay thị trường chứng khoán đã phát triển tốt so với các thời kỳ trước đây, nhưng để có sự bứt phá, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế, trong 128 nước có thị trường chứng khoán thì 121 có uỷ ban chứng khoán độc lập, thì không nên cứ để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nằm mãi trong Bộ Tài chính sẽ bị ràng buộc, o ép và khó bứt phá.
“Tôi cho đây là vấn đề Quốc hội nên xem xét, vì trong sửa đổi luật lần này, đây là điều kiện, là tiền đề tốt cho mở rộng thị trường, để thị trường phát triển mạnh mẽ hơn. Quốc hội cần tạo vị thế cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước một cách đầy đủ, độc lập và đủ thẩm quyền như thông lệ Quốc tế và 121 Quốc gia đã làm”, ông Kỳ đề xuất.
Tin liên quan
Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát
