Truyền thông – Chìa khóa vàng để VPA/FLEGT thành công
![]() | Việt Nam đầu tư ra nước ngoài gần 4 triệu USD trong tháng đầu năm |
![]() | Ngành gỗ: Hiện thực hoá mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD |
![]() |
Phần lớn các doanh nghiệp thấy hội thảo, tập huấn là cách tiếp nhận thông tin về VPA/F:EGT, VNTLAS, OCS hiệu quả |
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong tháng 1 ước đạt 19 tỉ USD, giảm 15,8% so với tháng 12/2019 thì xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ vẫn tăng được 1,4% với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỉ USD.
Trong vài năm gần đây, trong khi nhiều ngành xuất khẩu khó khăn thì xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng khá mạnh. Và như Thủ tướng đã vừa nói tới trong ngày Tết trồng cây mùng 5 tháng Giêng hôm qua: "Mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm nay đạt ít nhất 12 tỷ USD và năm 2025 phấn đấu đạt 20 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng có thương hiệu, có uy tín của thế giới".
Với tốc độ tăng trưởng của sản xuất và xuất khẩu thời gian qua và với tiềm năng, cơ hội lớn trong tương lai, đã có ý kiến đề nghị sản phẩm gỗ được xếp vào danh sách là sản phẩm chủ lực quốc gia.
Đặc biệt, 2020 là năm có nhiều cơ hội cho ngành gỗ và lâm sản khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, và Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU đã có hiệu lực từ ngày 01/06/2019. EU là 1 trong 4 thị trường chủ lực của ngành gỗ.
Tuy nhiên, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định này đang là vấn đề bởi bên cạnh cơ hội, các Hiệp định cũng đưa ra các yêu cầu và điều kiện về chất lượng cao hơn.
Đơn cử như theo Hiệp định VPA/FLEGT, tất cả các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh tham gia vào chuỗi cung ứng gỗ phải tuân thủ các yêu cầu về Định nghĩa gỗ hợp pháp (LD), Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS), Hệ thống phân loại doanh nghiệp (OCS).
![]() |
Biểu đồ tỷ lệ doanh nghiệp đã tham gia các sự kiện, hoạt động liên quan đến quản trị lâm nghiệp, VPA, VNTLAS… |
Thông tin hạn chế, hiểu biết khá mơ hồ
Bà Tô Kim Liên - Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) cho biết, phần nhiều các doanh nghiệp, các hộ làm nghề gỗ có mức độ hiểu biết và tiếp cận thông tin của doanh nghiệp về Hiệp định và các nội dung liên quan còn rất hạn chế, đặc biệt là với những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên việc đáp ứng tất cả các yêu cầu của pháp luật về gỗ hợp pháp sẽ là một thách thức.
Phần lớn doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang trong tình trạng thiếu thông tin, không biết được lúc nào có văn bản mới quy định mới, hơn nữa đọc văn bản cũng khó hiểu được hết văn bản. Doanh nghiệp lại càng thiếu thông tin về những yêu cầu về lâm nghiệp, về gỗ từ phía châu Âu.
Theo khảo sát nghiên cứu của CED và Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) cùng Trung tâm Con người và Môi trường vùng Tây Nguyên (COPE) thực hiện tại hai tỉnh Quảng Trị và Đồng Nai, có tới 71% doanh nghiệp không biết Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS) là gì và 76% doanh nghiệp không biết đến Hệ thống phân loại doanh nghiệp (OCS).
Phần lớn doanh nghiệp cũng rất mơ hồ về thế nào là gỗ hợp pháp (LD). 51% doanh nghiệp trả lời họ chưa bao giờ tham gia vào các sự kiện, hay hoạt động liên quan đến FLEGT/VPA.
Đa dạng hình thức truyền thông về xuất khẩu
Với thực trạng hiểu biết của doanh nghiệp và các hộ sản xuất và kinh doanh gỗ hiện nay, thì nỗi lo “không xuất khẩu được vào EU” vì không đáp ứng được yêu cầu của các Hiệp định không còn là nỗi lo xa.
Vì vậy một chuyên gia uy tín trong ngành Lâm nghiệp đã nhấn mạnh rằng: “Truyền thông là quan trọng nhất, là chiếc chìa khóa vàng để làm nên thành công của Hiệp định VPA/FLEGT”.
Hình thức truyền thông hiệu quả nhất, đó là tổ chức các lớp tập huấn các cuộc hội thảo cho doanh nghiệp và các hộ tham gia chuỗi cung ứng gỗ với các chuyên đề về VPA/|FLEGT, về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS) và Hệ thống phân loại doanh nghiệp (OCS).
Có 5 đối tượng truyền thông cần hướng tới là cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng (hộ gia đình), doanh nghiệp, các bên liên quan khác (hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xã hội), người tiêu dùng (đặc biệt là giới trẻ) với thông điệp ”Không mua sắm đồ dùng làm từ gỗ bất hợp pháp. Không mua, không chế biến đồ gỗ từ gỗ không rõ nguồn gốc hợp pháp…"
Truyền thông không chỉ là công bố thông tin mà qua hội thảo, tập huấn đưa được thông điệp truyền thông đến từng nhóm đối tượng trong đó chỉ ra cho doanh nghiệp và các hộ hiểu rõ về gỗ hợp pháp, về các điều kiện mà doanh nghiệp cần tuân thủ của VNTLAS và tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp của OCS.
Đồng thời, cần có tổng đài giải đáp về VPA/FLEGT, có thể dưới dạng chat app hoặc hotline. Nếu làm tốt truyền thông thì thực thi VPA/FLEGT chắc chắn thành công.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
