Trung Quốc: Tăng trưởng GDP quý I/2019 đạt 6,4%, vượt so với kỳ vọng
![]() | Thống đốc NHTW Nhật Bản: Kinh tế Trung Quốc có thể phục hồi vào cuối năm nay |
![]() | CPI của Trung Quốc tăng cao nhất trong 5 tháng |
![]() | Lạc quan thương mại Mỹ - Trung giúp NDT tăng giá |
Vào năm ngoái, tăng trưởng GDP của Trung Quốc cũng đã đạt 6,4% trong quý IV, nhưng thấp hơn mức 6,8% của quý I trước đó.
![]() |
Một cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc - Getty Images |
Thông tin thêm về các nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong quý đầu năm nay, Trung Quốc cho biết: Sản xuất công nghiệp đã tăng 8,5% so với cùng kỳ trong tháng 3, vượt qua mức 5,9% theo ước tính của Reuters và ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 7/2014; Doanh số bán lẻ trong tháng 3 tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua dự báo của Reuters; Đầu tư tài sản cố định tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước...
Các nhà đầu tư đã theo dõi sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp thương mại đang diễn ra với Bắc Kinh. Số liệu GDP chính thức được theo dõi rộng rãi, nhưng nhiều chuyên gia từ lâu đã bày tỏ sự hoài nghi về tính xác thực của các báo cáo.
Tuy nhiên, một số dữ liệu gần đây - được tư nhân tổng hợp và từ các nguồn chính thức - đã chỉ ra có một sự cải thiện trong nền kinh tế Trung Quốc, một phần nhờ vào các biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh. Vào tháng 3 vừa qua, thống kê của Trung Quốc cho thấy kim ngạch xuất khẩu và sự mở rộng hoạt động sản xuất đã cao và mạnh mẽ hơn nhiều so với dự kiến.
Điều đó có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc có thể đã chạm đáy tay trưởng trong thời gian qua, và hiện đang phục hồi, Alexander Treves, chuyên gia đầu tư tại J.P. Morgan Asset Management nêu quan điểm. “Lúc này, chúng tôi đang chờ đón xem những gì sẽ xảy ra trông vòng 9, 12, hay 18 tháng tới”, ông nói với CNBC trong chương trình kết nối nguồn vốn phát sóng đầu tuần này.
“Con số tăng trưởng GDP như thế nào thì vẫn không quan trọng bằng những gì chúng ta sẽ thấy trong vài tháng tới. Và chúng tôi đã thấy đáy của lợi nhuận, đáy của hoạt động kinh tế và dư địa để phục hồi từ đây”, ông nói thêm.
Cuộc chiến thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ đã tác động đến hoạt động kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là trong nửa cuối năm ngoái. Điều đó gây thêm áp lực cho Trung Quốc khi nước này đang cố gắng gạt bỏ nền kinh tế khỏi sự phụ thuộc quá mức vào vay nợ để phát triển, dẫn đến lo ngại rằng người khổng lồ châu Á đang hướng tới một cuộc “hạ cánh cứng” về kinh tế.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao
