agribank-vietnam-airlines

Trump trì hoãn áp thuế kim loại đối với Canada, EU, Mexico

Hoàng Nguyên
Hoàng Nguyên  - 
Nhà trắng hôm thứ Hai (30/4) tuyên bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trì hoãn việc áp đặt thuế thép và nhôm đối với Canada, EU và Mexico cho đến ngày 1/6; và đã đạt được thỏa thuận miễn trừ vĩnh viễn cho Argentina, Australia và Brazil.
aa
Trump trì hoãn áp thuế kim loại đối với Canada, EU, Mexico
Ảnh minh họa

Các quyết định này được đưa ra chỉ vài giờ trước khi chính sách miền giảm thuế quan tạm thời đối với các nước này hết hạn vào lúc 12h01 sáng (0401 GMT) thứ Ba.

Trong tuyên bố của mình, Nhà Trắng cho biết, chi tiết của các thỏa thuận với Brazil, Argentina và Australia sẽ được hoàn thành trong thời gian ngắn, nhưng không tiết lộ các điều khoản.

“Chính quyền cũng đang mở rộng các cuộc đàm phán với Canada, Mexico và EU trong 30 ngày qua. Trong tất cả các cuộc đàm phán này, chính quyền tập trung vào hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu, ngăn chặn việc trung chuyển, và bảo vệ an ninh quốc gia”, Nhà Trắng nói thêm.

Một nguồn tin quen thuộc với quyết định này nói rằng, sẽ không có thêm phần mở rộng nào ngoài ngày 1/6 để ngăn chặn việc áp đặt thuế quan.

Tổng thống Trump, ngày 23/3, đã quyết định áp thuế suất 25% đối với thép nhập khẩu và thuế suất 10% đối với nhôm nhập khẩu trong tháng 3, nhưng miễn tạm thời cho Canada, Mexico, Brazil, EU, Australia và Argentina. Ông cũng đã miễn vĩnh viễn đối với thuế nhập khẩu thép từ Hàn Quốc, đổi lại Hàn Quốc đồng ý với hạn ngạch sẽ cắt giảm các lô hàng thép của mình khoảng 30% so với năm 2017. Bên cạnh đó, Hàn Quốc vẫn phải chịu mức thuế nhôm của Mỹ.

Trump đã viện dẫn một đạo luật thương mại năm 1962 để xây dựng các biện pháp bảo vệ cho các nhà sản xuất thép và nhôm của Mỹ dựa trên cái gọi là “an ninh quốc gia”, trong bối cảnh sự dư thừa trên toàn cầu đối với cả hai kim loại này được đổ lỗi cho tình trạng dư thừa sản xuất ở Trung Quốc.

Các mức thuế, đã làm tăng thêm sự xung đột với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới và đã đặt ra một số thách thức đối với Tổ chức Thương mại Thế giới. Các quan chức chính quyền Trump nói rằng thay vì thuế quan, các nước xuất khẩu thép và nhôm sẽ phải đồng ý với hạn ngạch được thiết kế để đạt được sự bảo vệ tương tự cho các nhà sản xuất Mỹ.

Nhà Trắng cho biết, các thỏa thuận phản ánh những nỗ lực của chính quyền “để đạt được kết quả công bằng với các đồng minh nhằm bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta và giải quyết những thách thức toàn cầu cho ngành công nghiệp thép và nhôm”.

Todd Leebow - Chủ tịch của Majestic Steel USA, nhà phân phối các sản phẩm thép trong nước có trụ sở ở Cleveland, cho biết các nhà sản xuất thép Mỹ cần chắc chắn rằng việc hạn chế nhập khẩu sẽ không bị xói mòn.

“Chúng tôi hy vọng rằng việc mở rộng này sẽ đưa chúng ta hướng tới con đường hiệu quả nhất cho ngành thép trong nước - thuế quan mà Tổng thống Trump đã công bố hồi đầu năm nay và hệ thống hạn ngạch để hạn chế lượng nhập khẩu tràn ngập nước ta”, Leebow cho biết.

Các mức thuế kim loại là nguyên nhân gây ra một số sự chia rẽ trong Đảng Cộng hòa của ông Trump, khi các ngành công nghiệp tiêu thụ thép và nhôm đã cảnh báo rằng giá cao hơn sẽ làm tổn thương khả năng cạnh tranh của họ.

Trong khi Canada, Mexico và EU tất cả đều nhấn mạnh rằng họ sẽ không chấp nhận hạn ngạch để được miễn vĩnh viễn chính thuế quan của Hoa Kỳ. Một phát ngôn viên chính phủ Anh tại Washington cho biết, việc gia hạn cho EU là “tích cực”, nhưng ngành công nghiệp thép và nhôm của Vương quốc Anh cần bảo vệ.

“Chúng tôi vẫn lo ngại về tác động của các mức thuế này đối với thương mại toàn cầu và sẽ tiếp tục làm việc với EU để tìm kiếm một giải pháp đa phương cho vấn đề toàn cầu về dư thừa công suất, cũng như quản lý tác động đối với thị trường nội địa”.

Các cuộc đàm phán về việc miễn giảm thuế thép và nhôm của Mỹ đối với Canada và Mexico cũng đã được đan xen với các cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận cập nhật Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết hôm thứ Hai rằng, bất kỳ động thái nào của Mỹ nhằm áp đặt thuế quan đối với thép và nhôm của Canada sẽ là một “ý tưởng tồi” để phá vỡ thương mại giữa hai nước.

Nếu EU phải chịu mức thuế quan trên 6,4 tỷ euro (7,7 tỷ USD) xuất khẩu kim loại hàng năm sang Mỹ, họ cho biết cũng sẽ áp đặt thuế quan trị giá 2,8 tỷ euro đối với các hàng hóa của Mỹ, từ các sản phẩm trang điểm tới xe máy.

Hoàng Nguyên
Reuters

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Sau một tuần đầy biến động, được xoa dịu phần nào bởi quyết định tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thông điệp từ giới đầu tư toàn cầu đã trở nên rõ ràng: thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với những biến động kéo dài.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data