agribank-vietnam-airlines

Trợ lực của những nông dân tỷ phú thời nay

Thanh Bình
Thanh Bình  - 
Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Nó không chỉ đem lại những sản phẩm tốt cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường, mà còn đem lại thu nhập tốt cho người nông dân. Đó cũng là lý do để Agribank đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này. 
aa
Hơn 17.000 khách hàng vay vốn sản xuất nông nghiệp sạch
Để thúc đẩy nông nghiệp sạch
Trợ lực của những nông dân tỷ phú thời nay
Agribank đã hỗ trợ tích cực cho người nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại

Lâm Đồng là một trong những nơi sớm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao trong cả nước. Tỉnh ủy Lâm Đồng có định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao vào năm 2003 và bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2004. Nông nghiệp công nghệ cao là chương trình kinh tế trọng tâm tạo ra bước đột phá mới trong phát triển cây trồng, vật nuôi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức thu nhập cho người dân. Là ngân hàng chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trên cả nước nói chung và Lâm Đồng nói riêng, Agribank đã tích cực chủ động “xắn tay” cùng nhà nông hiện thực hóa chủ trương lớn trên.

Việc đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi người nông dân không ngừng học hỏi những kiến thức quan trọng trong việc chăm sóc cây trồng đồng thời phải có đủ vốn để đầu tư công nghệ, cây giống…

Chị Thoa - hẻm Nguyễn Đình Quân, phường 5, thành phố Đà Lạt đang là chủ của 1,4 mẫu trồng hoa cây cảnh các loại cho biết: Khi bắt tay sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thì điều tôi lo lắng nhất đó là kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cây, đầu ra cho sản phẩm và đặc biệt là vốn phải lớn để đầu tư đủ cho vườn cây. Thật may mắn cho chị Thoa khi đặt vấn đề vay vốn đã được Agribank Lâm Đồng chấp thuận. Khi có vốn trong tay chị mạnh dạn đầu tư trồng hoa theo công nghệ của Isarel. Hiện vườn cây của chị trồng gần chục loại hoa cảnh: đồng tiền, trạng nguyên, sống đời, tùng thơm… được trồng theo công nghệ của nước này.

Lý giải việc chọn công nghệ Isarel, chị Thoa cho hay, việc áp dụng công nghệ của Isarel trong sản xuất nông nghiệp đã trở nên phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, bởi nó mang lại những hiệu quả sản xuất rõ rệt. Người nông dân chỉ cần mở chế độ tưới nước tự động là khoảng 10 phút sau toàn bộ cây trồng đã được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng. Người nông dân không phải mất quá nhiều công sức để tưới cho từng gốc cây như trước và cây trồng cũng giảm thiểu sâu bệnh.

“Để đầu tư cho vườn hoa được như hôm nay thì vốn là vô cùng quan trọng, phải có vốn để đầu tư công nghệ chăm sóc, đầu tư giống cây, chậu, quy hoạch lại vườn hoa… Khi được vay vốn Agribank với lãi suất thấp đã giúp cho người dân như chúng tôi thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, dễ thở, dễ sống hơn, không phải lo lắng nhiều”, chị Thoa khẳng định và cho biết thêm mỗi năm, sau khi trừ các loại chi phí, chị còn thu được 3 tỷ đồng lãi.

Cán bộ tín dụng của chi nhánh thông tin thêm, chị Thoa là khách hàng gắn bó với Agribank nhiều năm nay, ngay từ những khi khởi nghiệp. Lúc đầu chị vay ngân hàng vài chục triệu, sau đó đến năm 2014 khi chuyển sang trồng cây hàng loạt bằng chậu thì chị vay khoảng 400 – 600 triệu đồng, và khi đầu tư công nghệ của Isarel thì chị vay nhiều hơn, hiện nay chị vay Agribank 2,7 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho lĩnh vực nông nghiệp.

Cũng đi lên từ nguồn vốn vay Agribank, ông Cao Xuân Sơn ngụ tại thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đang theo mô hình trồng lan xuất khẩu sang Nhật. Trước đây, ông đã trồng cà phê vì khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây phù hợp với việc phát triển cây cà phê. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá cà phê không được ổn định và có xu hướng đi xuống, ông đã mạnh dạn chuyển sang trồng hoa lan xuất khẩu. Ông trồng hoa vũ nữ và cho thu nhập thường xuyên, cứ 10 ngày thì hoa được thu hoạch và chuyển về công ty, thu nhập của gia đình cũng ổn định.

Để được hỗ trợ về kỹ thuật và đầu ra của sản phẩm, ông đã ký hợp đồng lâu dài với Công ty Hoa mặt trời. Ông Sơn cho rằng, người nông dân nếu không kết hợp với công ty sẽ khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật và tìm đầu ra cho sản phẩm. Lan vũ nữ chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản. Nắm vững kỹ thuật là khâu rất quan trọng vì giống lan nhạy cảm với thời tiết, dễ bị bệnh. Ngoài vấn đề kỹ thuật, đất đai, con người thì đầu tư trên một đơn vị diện tích đòi hỏi nhiều vốn. Vốn để trang bị máy móc, phương tiện kỹ thuật.

“Ngân hàng Nông nghiệp có chính sách phù hợp với nhà nông, có nhiều ưu đãi nên chúng tôi chủ yếu giao dịch với Ngân hàng Nông nghiệp, gắn bó với Ngân hàng Nông nghiệp là nhiều nhất. Năm ngoái chúng tôi được hưởng lãi suất 6%/năm, rẻ nhất so với các ngân hàng khác, chúng tôi rất phấn khởi. Khi làm ra sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm hoa vũ nữ này chúng tôi có thu nhập thường xuyên theo tuần, mà lãi suất ngân hàng đóng theo tháng, nên vấn đề trả lãi ngân hàng chúng tôi không ngại, và chúng tôi luôn giữ được uy tín với ngân hàng”, ông bày tỏ cảm kích.

Hiện nay, ông Sơn có khoảng gần 1ha trồng hoa lan, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 10 lao động đồng bào, họ được đào tạo thành người lao động chuyên nghiệp, làm tốt công việc chăm sóc và thu hoạch cây. Ông Sơn hay chị Thoa ở Lâm Đồng đều là những khách hàng thân thiết gắn bó với Agribank, đi lên từ nguồn vốn Agribank. Qua đó cho thấy, Agribank đã hỗ trợ tích cực cho người nông dân trên con đường sản xuất nông nghiệp, vươn lên thành những nông dân tỷ phú thời hiện đại.

Lãnh đạo Agribank Lâm Đồng cho biết, tận dụng lợi thế mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp xuống tận huyện, xã ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận dễ dàng và an toàn nguồn vốn vay và các dịch vụ ngân hàng. Đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo, đặc biệt là cán bộ tín dụng bố trí đến tận địa bàn thôn, xã nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Cán bộ tín dụng gắn bó và am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán sản xuất truyền thống văn hóa của địa phương, tư vấn cho khách hàng đầu tư vốn vào những lĩnh vực có hiệu quả.

Các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng được đầu tư chủ yếu là nuôi trồng rau, hoa, tái canh cà phê, phát triển chăn nuôi bò sữa… Những sản phẩm trên đã đem lại những thay đổi tích cực và cơ bản trong cuộc sống của người dân. Thời gian tới, để tiếp sức cho nông dân vươn lên làm giàu, chi nhánh tiếp tục tập trung triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực này.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Agribank Lâm Đồng là một trong những chi nhánh ngân hàng thương mại vững mạnh, nắm giữ hơn 18,2% thị phần huy động vốn và 15% thị phần đầu tư tín dụng trong tổng số 52 chi nhánh ngân hàng và TCTD trong toàn tỉnh. Nhiều năm liền chi nhánh dẫn đầu khối thi đua ngành Ngân hàng tỉnh Lâm Đồng, được Nhà nước, Chính phủ và các cấp các ngành ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý.
Thanh Bình 

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data