Trái phiếu doanh nghiệp: Kỳ vọng vào chu kỳ phát triển mới
![]() | Nâng cao tính minh bạch trong hoạt động giao dịch trái phiếu doanh nghiệp |
![]() | Gia cố thị trường trái phiếu doanh nghiệp |
![]() |
Kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng
Thị trường vốn, đặc biệt là thị trường trái phiếu đã phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành kênh dẫn vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Nhìn sang các nước láng giềng như Thái Lan, dư nợ TPDN/GDP là 25%, Singapore 37%, Malaysia là 17%.
Đó là xu thế chung xuất phát từ nhu cầu tạo lập nguồn vốn dành cho phát triển kinh tế xã hội mà chắc chắn thời gian tới chúng ta cần tập trung phát triển.
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bùng nổ, đáp ứng được nhu cầu của nhà phát hành, nhà đầu tư có tổ chức hay nhỏ lẻ. Hành lang pháp lý trong lĩnh vực này cũng nhanh chóng hoàn thiện. Năm 2021, Nghị định 153 về trái phiếu phát hành riêng lẻ mới ra đời nhưng đứng trước những biến động phát sinh trong năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 65 để điều chỉnh những hạn chế, bất cập trong lĩnh vực này, theo hướng lành mạnh hóa thị trường.
TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhấn mạnh, cần phải nhìn nhận đúng vai trò của trái phiếu doanh nghiệp. Đây là kênh huy động vốn trung và dài hạn rất quan trọng, hàng năm hệ thống ngân hàng đưa ra nền kinh tế 1,4 - 1,5 triệu tỷ đồng, 45% trong đó là vốn trung dài hạn. Như vậy, nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế rất lớn.
“Ước tính giai đoạn 2022-2025, nền kinh tế cần 3,15 triệu tỷ đồng/năm để đầu tư toàn xã hội, trong khi vốn Nhà nước chỉ chiếm 25%-26%, còn lại phải huy động nguồn lực bên ngoài. Từ đó cho thấy vai trò quan trọng của thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu DN nói riêng. Khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển sẽ góp phần đa dạng hoá kênh đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm tài chính.” – TS. Cấn Văn Lực cho hay.
TS Vũ Đình Ánh nhận định, trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trụ cột cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng, có thể gây ra những rủi ro hệ thống nếu như các kênh dẫn vốn không phát triển đồng đều.
“Xu thế phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là tất yếu. Cái chúng ta cần là phát triển một thị trường trái phiếu doanh nghiệp ổn định, bền vững, đặc biệt, không chỉ giúp cho vấn đề huy động vốn, tạo lập kênh đầu tư, mà còn đóng góp cho sự phát triển bền vững trong cả hệ thống tài chính của nền kinh tế. Đó là xu thế chung xuất phát từ nhu cầu tạo lập nguồn vốn dành cho phát triển kinh tế - xã hội mà chắc chắn thời gian tới chúng ta cần tập trung phát triển”, ông Ánh khẳng định.
Nhìn nhận thực tế trong thời gian vừa qua, mặc dù thị trường nhiều biến động nhưng không xảy ra đối với tất cả các loại trái phiếu doanh nghiệp, mà có sự phân hóa đối với những trái phiếu phát hành riêng lẻ của các tổ chức uy tín thông qua tổ chức phân phối chuyên nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp vẫn hấp dẫn khi nhà đầu tư đánh giá được mức độ rủi ro, cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận thu được. Đây là căn cứ giúp thị trường phát triển trong tương lai.
Tiến tới minh bạch và hoàn thiện hành lang pháp lý
Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam dự báo, thị trường trái phiếu sẽ giải tỏa “cơn khát”, tăng trở lại trong thời gian tới, nhất là năm 2023 khi thị trường được “hâm nóng” lại khi cơ quan quản lý đang có những điều chỉnh để thị trường hướng tới minh bạch và an toàn hơn, lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ được củng cố, nâng cao, và ngày càng phát triển bền vững hơn.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho rằng, với nhiều biện pháp ổn định lạm phát, thị trường TPDN sẽ hồi phục trở lại. Mặc dù vậy, muốn thành công các doanh nghiệp cần nâng cao tính hiệu quả và minh bạch để tạo niềm tin với nhà đầu tư…
Tuy nhiên, sang năm 2023 những biến chuyển của nền kinh tế giúp cho các doanh nghiệp có những dịch chuyển tích cực theo hướng lành mạnh hơn. Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào các hoạt động cốt lõi, cắt giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh để dịch chuyển dần hoạt động theo hướng có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, quá trình phục hồi sau dịch bệnh cũng cần phải có thời gian. Ông Quỳnh cho rằng, với các bước điều chỉnh, kể cả về chiến lược cũng như cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh và các điều chỉnh về mặt chính sách thì các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ hoạt động hiệu quả hơn, từng bước phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó nâng cao năng lực thanh toán cũng như nâng cao năng lực phát triển kinh doanh của mình để tiếp tục quay trở lại thị trường và huy động vốn để phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn trong năm 2023.
“Việc triển khai Sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ để nâng cao tính minh bạch trong hoạt động giao dịch trái phiếu riêng lẻ trên thị trường là một trong các giải pháp để nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của hoạt động thị trường TPDN trong năm 2023’ – ông Đỗ Ngọc Quỳnh khẳng định.
TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, Chính phủ cần nghiên cứu xem xét bổ sung thêm các công cụ, giải pháp khác để khuyến khích thị trường TPDN phát triển.
Ông Huân lấy ví dụ ở nhiều nước, có dịch vụ bảo hiểm TPDN và nếu trái chủ nào muốn đảm bảo an toàn cho số tiền của mình sau khi mua trái phiếu thì có thể mua thêm dịch vụ bảo hiểm này. Các công ty bảo hiểm khi được tham gia thị trường TPDN cũng sẽ có sự khảo sát, đánh giá chặt chẽ về các lô trái phiếu được phát hành trên thị trường, nhất là khả năng thanh toán của đơn vị phát hành. Do đó, sẽ giúp thị trường TPDN thêm minh bạch, an toàn và tạo niềm tin cho NĐT.
"Cần trang bị thêm những thông tin cơ bản để nhà đầu tư hiểu rõ hơn, từ đó vững tâm và tin tưởng vào tương lai, đặc biệt là sau khi Chính phủ có các động thái nhằm giúp thị trường trái phiếu phát triển ổn định và lành mạnh là rất cần thiết. Nhà đầu tư cần đi sâu vào tình hình hoạt động, phân tích tình hình dòng tiền của doanh nghiệp, xem khả năng chi trả trái phiếu của doanh nghiệp, rủi ro về pháp lý của các dự án." – ông Huân gợi ý.
Theo các chuyên gia, dù hiện tại đang khó khăn, song tương lai của trái phiếu vẫn là xu hướng đi lên. Xu hướng này được hỗ trợ bởi nền tảng vĩ mô tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, động thái tháo gỡ vướng mắc của nhà quản lý và sự vận động của chính thị trường. Trái phiếu trước sau vẫn là kênh tốt, tiềm năng, tất yếu, cần thiết, sớm muộn gì cũng phát triển và nó sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa.
Nhìn về khía cạnh tích cực, thị trường TPDN sắp tới sẽ bước vào chu kỳ mới với nhiều thay đổi cốt lõi giúp kênh vốn này phát triển bền vững hơn. Đây được đánh giá là cơ hội để sàng lọc sức khỏe tài chính của các chủ thể tham gia. Việc kênh vốn này bị kiểm soát chặt hơn đã hỗ trợ cơ quan quản lý nhận diện các doanh nghiệp yếu kém để có các biện pháp khu trú riêng. Mặt khác, các đơn vị phát hành với năng lực tài chính mạnh và mô hình kinh doanh tốt có thể tận dụng thời cơ để mở rộng thị phần kinh doanh của mình trong kỳ kinh doanh sắp tới.
Tin liên quan
Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát
