Trái phiếu doanh nghiệp dự báo vẫn “nóng” trong năm 2021
![]() | Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ sôi động trở lại |
![]() | Trái phiếu doanh nghiệp đón năm mới nhiều hứa hẹn |
![]() | HNX: Các tổ chức tín dụng có quy mô phát hành TPDN lớn nhất trong tháng 11 |
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo báo cáo, năm 2020, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt kỷ lục ở mức 429.500 tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2019. Mức phát hành này tương đương 4,7% dư nợ tín dụng toàn hệ thống.
Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng nhiều doanh nghiệp đã tìm đến kênh phát hành trái phiếu để kéo dài kỳ hạn vốn nhằm phát triển và ứng phó với những tác động của dịch bệnh đến dòng tiền kinh doanh.
FiinGroup đánh giá nguồn vốn huy động của doanh nghiệp qua kênh TPDN đã đóng góp lớn cho việc khai thông nguồn vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Bên cạnh đó, Nghị định 153/2020 gỡ bỏ các điều kiện phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp. Nhờ đó, giá trị phát hành mới đạt 429.500 tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2019. Quy mô phát hành mới này giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp lên tương đương 15,1% GDP và 10,3% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, điều này lại giới hạn đối tượng mua trái phiếu là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với điều kiện cụ thể. Quy định này sẽ giảm mức hấp thụ của kênh phát hành riêng lẻ trong ngắn hạn và do đó, ở góc độ “ép cầu” thì hoạt động phát hành riêng lẻ có thể kém sôi động hơn trong năm 2021.
Việc chuẩn hóa về yêu cầu và quy trình cho phát hành ra công chúng sẽ giúp kênh huy động này diễn ra sôi động hơn trong năm 2021 dù các thủ tục và yêu cầu cao hơn về xin phê duyệt, công bố thông tin, và xem xét xếp hạng tín nhiệm độc lập cho nhà phát hành và trái phiếu chào bán.
Ngoài ra, FiinGroup còn cho rằng, các đơn vị phát triển bất động sản đã vượt ngân hàng, trở thành những nhà phát hành trái phiếu lớn nhất với giá trị đạt 162.000 tỷ đồng, tăng 100% so với năm 2019. Các nhà phát hành nổi bật nhất là Tập đoàn Sovico, TNR, Vinhomes và Novaland (chiếm 11% tổng giá trị phát hành trong 2020).
Đặc biệt, trong năm 2020 có sự phân hóa đáng kể về sức khỏe tài chính của các nhà phát hành là doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết. Cụ thể, gần 80% giá trị TPDN bất động sản phát hành thuộc về các doanh nghiệp chưa niêm yết, với các hệ số tài chính đang ở mức yếu hơn đáng kể so với các doanh nghiệp niêm yết.
Do đó, các chuyên gia phân tích thị trường tại FiinGroup tin rằng hoạt động của thị trường TPDN năm 2021 vẫn sẽ sôi động, nhưng về quy mô thì sẽ khó đạt được giá trị phát hành như năm 2020 vừa qua. Cơ cấu phát hành cũng được dự báo dịch chuyển đáng kể sang hình thức chào bán ra công chúng thay vì chỉ chiếm 6,5% trong tổng giá trị phát hành trong năm 2020 vừa qua
Các hoạt động phát hành riêng lẻ vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn, nhưng các hoạt động phát hành ra công chúng sẽ được chú ý và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thời gian tới, thay vì chỉ chiếm 6,5% tổng giá trị phát hành như trong năm 2020.
Tin liên quan
Tin khác

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng
