agribank-vietnam-airlines

Trái phiếu Chính phủ: Kênh đầu tư an toàn, hiệu quả

Hương Giang
Hương Giang  - 
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường vốn, trong 15 năm qua thị trường trái phiếu Việt Nam, nòng cốt là thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh đầu tư an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư.
aa
Lãi suất huy động TPCP trong tháng 7 có xu hướng tăng nhẹ Huy động 45.283 tỷ đồng trái phiếu qua đấu thầu

Những con số biết “nói”

Ngày 5/12, chia sẻ tại Hội nghị tổng kết 15 năm hoạt động và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết, trong giai đoạn 2009 - 2024, kênh phát hành TPCP đã huy động được trên 3,25 triệu tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, bình quân đạt khoảng 220 nghìn tỷ đồng/năm, gấp khoảng 5 lần so với giai đoạn 2000 - 2008 để phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn 2021-2024, khối lượng phát hành TPCP đạt khoảng 288 nghìn tỷ đồng/năm (gấp khoảng 1,3 lần so với bình quân cả giai đoạn 2009 - 2024), trong đó 100% khối lượng phát hành kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Quy mô dư nợ TPCP đến hết tháng 10/2024 đã đạt trên 2,35 triệu tỷ đồng, tương đương 23% GDP, gấp 18 lần so với năm 2009. Bên cạnh đó, tỷ lệ nắm giữ TPCP có xu hướng ngày càng tăng. Tại thời điểm cuối quý III/2024, tỷ lệ nắm giữ dài hạn trái phiếu của các tổ chức tài chính phi ngân hàng là 60,5% (tăng khoảng 40% so với năm 2009).

Để có kết quả trên, ngay sau khi thị trường TPCP chuyên biệt được chính thức khai trương đi vào hoạt động năm 2009, Bộ Tài chính đã tập trung hoàn thiện khung pháp lý và phát triển thị trường sơ cấp, thứ cấp để xây dựng thị trường trái phiếu phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cụ thể, trên cơ sở Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành, khung pháp lý về TPCP được ban hành đồng bộ theo hướng chuẩn hóa quy trình phát hành, lịch biểu phát hành, phương thức gọi thầu, công thức tính giá, thực hiện nghiệp vụ phát hành bổ sung, mở lại theo thông lệ quốc tế; hình thành hệ thống nhà tạo lập thị trường đóng vai trò tạo thanh khoản trên thị trường sơ cấp và trên thị trường thứ cấp; phát triển các sản phẩm TPCP với đầy đủ các kỳ hạn chuẩn, các sản phẩm có kỳ trả lãi linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; rút ngắn thời gian từ phát hành đến thanh toán, niêm yết và giao dịch trái phiếu; triển khai các giải pháp thúc đẩy thị trường thứ cấp; phát triển các sản phẩm phái sinh trên TPCP để đa dạng hóa kênh đầu tư cho nhà đầu tư.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Bên cạnh đó, thị trường TPCP thực hiện tốt chức năng huy động vốn cho ngân sách Nhà nước để phục vụ đầu tư phát triển, gắn việc tổ chức phát hành TPCP với tái cơ cấu nợ Chính phủ; hỗ trợ các ngân hàng chính sách phát hành TPCP bảo lãnh và địa phương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; góp phần tái cơ cấu hình thức vay của Chính phủ, trong điều kiện thị trường thuận lợi, Kho bạc Nhà nước đã tập trung phát hành TPCP kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên, qua đó kéo dài kỳ hạn còn lại của danh mục nợ TPCP lên 9,05 năm (thời điểm tháng 11/2024); Đồng thời, lãi suất phát hành liên tục giảm (từ mức 6-8% trước năm 2014 xuống 2-4% hiện nay).

Ông Nguyễn Anh Phong, Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho biết, sau 15 năm vận hành, chất lượng thị trường từng bước phát triển theo chiều sâu, thanh khoản trái phiếu tăng mạnh, thanh khoản trái phiếu tăng mạnh, từ mức khiêm tốn chỉ 365 tỷ đồng/phiên vào năm 2009 nay đã tăng lên khoảng 11.200 tỷ đồng/phiên; giá trị giao dịch Repos tăng từ mức 6,5% năm 2009 lên mức 40% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Thị trường TPCP chuyên biệt đã khẳng định được vai trò là kênh huy động vốn an toàn, hiệu quả cho ngân sách nhà nước và là thị trường tham chiếu về lãi suất cho các thị trường tài chính và hàng hóa của nền kinh tế.

Phát huy nội lực trong kỷ nguyên mới

Tuy đạt tốc độ tăng trưởng tích cực, song theo ông Nguyễn Bá Hùng, Kinh tế trưởng Cơ quan thường trú ADB tại Việt Nam đánh giá, quy mô thị trường TPCP so với GDP của Việt Nam còn thấp so với khu vực. Thị trường TPCP của Việt Nam vẫn còn dư địa phát triển so với quy mô của nền kinh tế, trong đó có thể tập trung hoàn thiện khung pháp lý, đa dạng sản phẩm để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư uỷ thác (mutual funds) và các nhà đầu tư khác (cá nhân, doanh nghiệp). Chính phủ Việt Nam có thể cân nhắc triển khai phát hành trái phiếu xanh và bền vững ở quy mô khoảng 1% khối lượng phát hành để tạo xung lực phát triển thị trường trái phiếu xanh nói riêng và tài chính xanh nói chung.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Tại Chiến lược Tài chính và Chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 đặt mục tiêu dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 58% GDP (trong đó thị trường TPCP chiếm khoảng 58% tổng thị trường).

Với chủ trương phát huy nội lực để phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới, Bộ Tài chính xác định, trong thời gian tới sẽ phát triển thị trường TPCP làm nòng cốt để phát triển thị trường trái phiếu, đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2025 - 2030. Đối với thị trường sơ cấp TPCP, phát hành đều đặn các sản phẩm trái phiếu gắn với tái cơ cấu danh mục nợ TPCP theo hướng bền vững, đảm bảo có đầy đủ kỳ hạn trái phiếu từ 3 - 30 năm. Đối với thị trường thứ cấp TPCP, tiếp tục cải tiến mô hình tổ chức thị trường và hệ thống giao dịch; cải tiến chế độ thông tin, báo cáo giao dịch, tiến tới xây dựng một đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường tài chính.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, sẽ nâng cao vai trò của nhà tạo lập thị trường với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp; Mở rộng cơ sở nhà đầu tư, khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài; tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều hành thị trường tài chính, thị trường trái phiếu. Phát triển đồng bộ các cấu phần của thị trường tài chính như thị trường phái sinh, thị trường tiền tệ, ngoại hối để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường TPCP và thêm kênh đầu tư cho các nhà đầu tư trên thị trường; Tăng cường hội nhập quốc tế, hợp tác với các tổ chức quốc tế, kết nối với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút tham gia vào thị trường Việt Nam.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường tìm điểm cân bằng: cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Thị trường tìm điểm cân bằng: cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Sau tuần biến động mạnh bởi lo ngại thương chiến, thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục hành trình tìm lại điểm cân bằng trong tuần giao dịch từ 14 - 18/4, khi nhiều yếu tố hỗ trợ đang hội tụ.
Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương mở cửa phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/3) với sắc xanh, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế đối với một số mặt hàng điện tử tiêu dùng.
Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Tuần giao dịch vừa qua (8-12/4) có thể được xem là một trong những tuần “lịch sử” của thị trường chứng khoán Việt Nam, với những biến động mạnh mẽ chưa từng thấy trong thời gian gần đây. VN-Index chứng kiến cú rơi mạnh tới hơn 223 điểm chỉ trong 4 phiên đầu tuần, khiến nhà đầu tư chìm sâu trong tâm lý hoảng loạn. Thế nhưng, chỉ trong hai phiên cuối tuần, thị trường bất ngờ đảo chiều mạnh mẽ, tăng hơn 126 điểm, khép lại tuần tại mốc 1.222,46 điểm - một cú lội ngược dòng mang đậm dấu ấn "tàu lượn siêu tốc".
Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Bước vào phiên giao dịch sáng ngày 11/4, thị trường có chút chững lại sau phiên bật mạnh hôm qua. Sắc tím chỉ còn rải rác, nhóm cổ phiếu bluechip đóng vai trò là điểm tựa chính giúp VN-Index tiếp tục tăng điểm.
Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Tím lịm vì... không ai bán

Tím lịm vì... không ai bán

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 10/4 đã chứng kiến một phiên giao dịch mang tính “kỳ lạ” và đầy kịch tính bậc nhất trong lịch sử. Trong khi VN-Index tăng bứt phá tới hơn 74 điểm là mức tăng trong phiên mạnh nhất từ trước đến nay - thì thanh khoản lại chìm sâu ở mức thấp chưa từng có. Cổ phiếu “tím lịm” hàng loạt, nhưng dòng tiền lại... không chảy.
Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data