Trải nghiệm, mua sắm đặc sản bản địa và làng nghề truyền thống tại Dinh Thống Nhất
Đây là chương trình do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao, Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cùng công ty Cổ phần Vinamit tổ chức để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giới thiệu đặc sản. Khách tham quan có dịp trải nghiệm, dùng thử sản phẩm đặc sản vùng miền và tiếp cận các trò chơi dân gian trong những ngày cuối tuần - đúng dịp nghỉ Tết Dương lịch (từ ngày 29/12 đến 31/12).
![]() |
Khách hàng trải nghiệm, mua sắm sản phẩm đặc sản bản địa của các tỉnh thành trong cả nước. |
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, chương trình Khởi Nghiệp Xanh đã tập hợp được những bạn trẻ làm về sản phẩm bản địa từ khắp các vùng miền trên cả nước. Nhiều sản phẩm đã từng được giới thiệu đến người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh trong những sự kiện được Trung tâm BSA tổ chức. Lần này, trong không gian mua sắm sẽ có các sản phẩm địa phương đặc sắc từ tài nguyên bản địa, những sản phẩm OCOP, sản phẩm chỉ dẫn địa lý, sản phẩm nông thôn tiêu biểu của cả nước. Những sản phẩm này được các doanh nghiệp sản xuất theo công nghệ xanh, sạch, an toàn...
![]() |
Làng nghề truyền thống sản xuất túi xách tử cỏ bàng của cơ sở Trang Phước Lộc - An Giang được nhiều người dân mua ủng hộ. |
Tại chương trình Đặc sản bản địa – Làng nghề truyền thống, có sự tham gia của nhiều tỉnh, thành, địa phương như: Nam Định, Thái Bình, TP. Hà Nội, Hà Giang; Các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Kontum, Lâm Đồng; Các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ như tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Nai...
![]() |
Các trò chơi truyền thống như nặn tò he cũng được giới thiệu tại chương trình đặc sản bản địa và làng nghề truyền thống. |
Tại sự kiện, mỗi ngày sẽ có 1 khung giờ hướng dẫn chế biến các món ăn vùng miền như chè, bánh dân gian (Nam – Trung – Bắc). Ban tổ chức sẽ mời đến đây các đầu bếp trong Câu lạc bộ Đầu bếp Chiếc Thìa Vàng, Trung tâm Bảo tồn văn hóa ẩm thực cùng thực hiện. Ban tổ chức cũng bố trí một khu vực workshop và trải nghiệm. Các nghệ nhân sẽ hướng dẫn khách tham quan làm các sản phẩm thủ công nặn tò he làm xơ mướp, cỏ bang. Hoạt động này diễn ra hàng ngày vào khung giờ từ 14g00 – 15g00. Ngoài ra, còn có khu trải nghiệm làng nghề truyền thống, vẽ sáp ong, dệt thổ cẩm, dệt lụa của dân tộc Thái, Hmong,…
“Chương trình Đặc sản bản địa – Làng nghề truyền thống Việt Nam được tổ chức tại Dinh Thống Nhất nhằm để cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trẻ sản xuất các sản phẩm đặc sản truyền thống tiếp cận khách quốc tế đến tham quan dinh Thống Nhất dịp đầu năm, giúp họ tự tin hơn khi tiếp cận khách quốc tế cũng như tìm hiểu nhu cầu của khách quốc tế đối với sản phẩm truyền thống của mình”, bà Hạnh cho biết.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
