Trách nhiệm nhà sản xuất, nhập khẩu: Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn phát triển
Hội thảo đã có hơn 300 đại biểu đến từ các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp khu vực miền Bắc quan tâm và tham dự theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Hội thảo sẽ tiếp tục được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 11/3/2022 theo cả hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo |
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu một số sản phẩm, hàng hóa phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì hoặc đóng góp tài chính để hỗ trợ hoạt động tái chế. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu một số sản phẩm, hàng hóa chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế, gây khó khăn cho thu gom, xử lý phải có trách nhiệm đóng góp tài chính hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải.
Trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) là cách tiếp cận của chính sách môi trường, trong đó trách nhiệm của nhà sản xuất một loại sản phẩm được mở rộng tới giai đoạn thải bỏ trong vòng đời của sản phẩm đó. Cụ thể, nhà sản xuất, nhập khẩu được yêu cầu có trách nhiệm đối với các tác động môi trường vòng đời sản phẩm. EPR là một công cụ kinh tế và được xem là một cách tiếp cận mới nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính xử lý vấn đề quản lý chất thải, tăng cường tái chế, giúp Chính phủ đạt được mục tiêu về môi trường mà không cần tăng thuế hay phí môi trường, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết.
Để thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững thì EPR là một trong những công cụ có mối quan hệ mật thiết và cũng là một động lực thúc đẩy và duy trì nền kinh tế tuần hoàn. Nếu thực hiện đúng, đầy đủ và đáp ứng theo các yêu cầu, chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo sự khép kín, tuần hoàn tài nguyên giữa nguồn nguyên liệu đầu vào và chất thải sinh ra trong các hoạt động sản xuất. EPR được kỳ vọng là một giải pháp hiệu quả và rõ ràng nhất giúp giải quyết vấn đề rác thải nhựa hiện nay và đặt nền móng cho nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, ông Phan Tuấn Hùng nhấn mạnh.
Đồng tình với ông Phan Tuấn Hùng, đại diện Unilever Việt Nam cũng chia sẻ, với bề dày phát triển tại Việt Nam, Unilever và các nhãn hàng của mình luôn đề cao và đặt “bảo vệ môi trường” là xương sống trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện đơn vị cũng xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện các cam kết không chỉ ở Việt Nam mà còn ở quốc tế về hành động ứng phó với vấn nạn ô nhiễm nhựa toàn cầu.
Tại hội thảo, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn và giải đáp các câu hỏi của các doanh nghiệp trong thực hiện quy định chi tiết về trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất, nhập khẩu như: đối tượng, hình thức thực hiện, lộ trình, đăng ký, kê khai và báo cáo kết quả tái chế, chế tài xử lý vi phạm… Đồng thời, tham vấn về đề xuất định mức tái chế (Fs) và xin ý kiến đối với dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải…
Thông qua hội thảo lần này, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các nhà sản xuất, nhập khẩu hiểu và nắm bắt rõ hơn về các quy định pháp luật, thực hiện đúng trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải. Cụ thể:
Đối với trách nhiệm tái chế, nhà sản xuất, nhập khẩu săm lốp, pin ắc quy, dầu nhớt và các sản phẩm có bao bì như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, xi măng, chất tẩy rửa và chế phẩm dùng trong gia dụng, nông nghiệp, y tế thì phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì từ ngày 01/01/2024. Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm điện, điện tử phải thực hiện tái chế từ ngày 01/01/2025. Và nhà sản xuất, nhập khẩu các phương tiện giao thông phải thực hiện tái chế từ ngày 01/01/2027. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu không thực hiện tái chế thì phải đóng tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ hoạt động tái chế.
Đối với trách nhiệm xử lý chất thải, nhà sản xuất, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật (có bao bì), pin sử dụng một lần, tã bỉm, kẹo cao su, thuốc lá và một số sản phẩm có thành phần nhựa tổng hợp như bóng bay, đồ chơi trẻ em, giầy dép, quần áo, đồ nhựa dùng một lần, đồ dùng một lần, đồ nội thất, vật liệu xây dựng, túi nilon kích thước nhỏ… phải có trách nhiệm đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải từ ngày 01/01/2022.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Trong đó, quy định trách nhiệm tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu được quy định cụ thể tại Điều 54, Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường; Chương VI và Phụ lục 22, Phụ lục 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Điều 78, Điều 79 và Phụ lục 9 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
