TP.Thủ Đức: Sẽ thành khu đô thị tương tác sáng tạo
Theo đó, lãnh đạo TP.HCM đặt kế hoạch trong trong giai đoạn 2020-2035 sẽ đưa TP.Thủ Đức trở thành thành phố sáng tạo và là đô thị loại 1 với mục tiêu phát triển kinh tế sáng tạo, liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đổi mới quản trị nhà nước theo hướng chuyển đổi số mạnh mẽ. Bằng việc phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khởi nghiệp, trung tâm tài chính, TP.Thủ Đức sẽ hình thành được nguồn nhân lực tiên tiến, tăng cường kết nối để tạo cơ hội mới, cân bằng phát triển với môi trường thiên nhiên, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thông minh.
![]() |
Một góc thành phố Thủ Đức |
Về giải pháp quản lý, lãnh đạo UBND TP.HCM xác định, bộ máy chịu trách nhiệm và nhân sự chủ chốt lập và phát triển dự án tổng thể nói trên và các dự án thành phần có thể theo sát dự án mà không bị gián đoạn bởi nhiệm kỳ; Xác định mô hình quản lý là công việc quan trọng giai đoạn 2020 - 2025 đóng vai trò then chốt quyết định sự thành công của khu đô thị sáng tạo và thực hiện các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, tài chính.
UBND TP.HCM cũng đưa ra giải pháp thu hút đầu tư là xây dựng chính sách tổng thể về tài chính đô thị dựa trên những mục tiêu quy hoạch và phát triển hạ tầng; xây dựng chiến lược đầu tư và kỳ vọng phát triển kinh tế, tài chính trong tổng thể năm 2021 - 2040 và cân bằng tài chính trong mỗi giai đoạn 5 năm và dự báo đóng góp tăng trưởng của Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố vào GRDP của TP.HCM trong từng giai đoạn 5 năm...
Lãnh đạo TP.HCM đưa ra yêu cầu nghiên cứu tăng cường vận tải hành khách công cộng đáp ứng 50% - 60% nhu cầu đi lại của người dân Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố đến năm 2040, mở rộng mạng lưới giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn các quận hướng Đông và định hướng kéo dài tuyến metro số 1 kết nối với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Trong giai đoạn trước mắt, nghiên cứu giải pháp mở rộng mạng lưới xe buýt, BRT trong khu vực phía Đông, gắn kết với các trung tâm phát triển, các khu dân cư mới và kết nối với tuyến metro số 1 đang hình thành. Nâng cao tỷ lệ người sử dụng giao thông công cộng tại khu vực từ 10% lên 20% trong giai đoạn từ nay đến năm 2025; Phát triển mạng lưới giao thông thủy (taxi thủy, buýt đường sông...) để điều hướng các hành lang kênh rạch lớn và kết nối với mạng lưới sông lớn.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu xây dựng quy hoạch hạ tầng viễn thông và an ninh mạng trong hạ tầng số và chuyển đổi số của TP.Thủ Đức. Theo đó, cần ban hành quy định về công nghệ thông tin cho đô thị sáng tạo: trạm viễn thông đa nhiệm vụ, IOT, cáp quang (terabit/s, gigabit/s); Thực hiện dự án Xa lộ thông tin (terabit); Thiết lập cổng quốc tế để kết nối trực tiếp Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố với thế giới. Xây dựng, đầu tư hệ thống 5G cho TP.Thủ Đức; Nghiên cứu các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, phát triển đô thị thông minh phù hợp với kiến trúc chính quyền điện tử TP.HCM...
Lãnh đạo UBND TP.HCM cũng yêu cầu xác định các lĩnh vực chính để thu hút cho Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố. Có chính sách kích cầu để thu hút phát triển các ngành kinh tế sáng tạo mà thành phố xác định lựa chọn; Phát triển cơ hội hợp tác với các công ty phần cứng (ví dụ: Samsung, Bosch, Intel) thực hiện các chương trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm; Thu hút nguồn vốn tư nhân, tận dụng nguồn lực này tham gia giải quyết vấn đề của thành phố…
Với việc thành lập TP. Thủ Đức, lãnh đạo TP.HCM khẳng định “Đây là cơ hội để tạo ra sự đột phá về thể chế phát triển thành phố trong 45 năm qua, mở ra cơ hội tăng năng suất lao động, tăng tốc phát triển và đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong 25 năm tới, vì cả nước, cùng cả nước”.
3 giai đoạn phát triển TP.Thủ Đức Giai đoạn 1: Khởi tạo (2020-2022): tập trung chính vào các trụ cột kinh tế sáng tạo có sẵn như khu công nghệ cao, khu Thủ Thiêm, khu Đại học Quốc gia. Diện tích phát triển là 100 ha; thu hút dân cư là 50.000 người; diện tích khu công nghiệp sáng tạo là 50 ha với 20.000 việc làm trình độ kỹ sư trở lên. Giai đoạn 2: Triển khai (2023-2030): diện tích phát triển là 500 ha; thu hút dân cư là 80.000 người; diện tích khu công nghiệp sáng tạo là 150 ha với 50.000 việc làm trình độ kỹ sư trở lên. Giai đoạn 3: Hoàn thiện (2030-2040): chiến lược đầu tư mở rộng đối với tất cả các nhóm ngành kinh tế, đẩy mạnh phát triển đối với nhóm ngành ưu tiên đã triển khai đầu tư trong giai đoạn 2. Diện tích phát triển là 1.800 ha; thu hút dân cư là 200.000 người; diện tích khu công nghiệp sáng tạo là 350 ha với 150.000 việc làm trình độ kỹ sư trở lên. |
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Báo động mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Hà Nội sẽ xây thêm hầm chui, mở rộng làn đường Hoàng Quốc Việt

Đất nền miền Bắc trỗi dậy mạnh mẽ

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực
