TP.Hồ Chí Minh: Số hóa ngành logistics vẫn còn chậm
![]() | Tháo gỡ điểm nghẽn cho ngành logistics Việt Nam |
![]() | Muốn trở thành trung tâm chuỗi logistics: Đà Nẵng có chậm chân? |
![]() | Doanh nghiệp logistics trước cơ hội từ EVFTA |
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, TP.Hồ Chí Minh tập trung hơn 50% số doanh nghiệp logistics của cả nước. Tuy nhiên, thống kê về thực trạng số hóa logistics trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh cho thấy, số lượng doanh nghiệp logistics đang sử dụng công nghệ mã vạch chỉ chiếm 10,2% và sử dụng công nghệ RFID (công cụ cơ bản để quản lý dòng lưu chuyển hàng hóa) chỉ chiếm 2,5%. Tỷ lệ doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố có ứng dụng ERP (bao gồm các công cụ quản lý quy trình kinh doanh chiến lược và có thể được sử dụng để quản lý thông tin) đạt 44,8%; tỷ lệ ứng dụng hệ thống quản lý kho hàng (WMS) đạt 41,4%. Thậm chí nhiều doanh nghiệp logistics ở TP.Hồ Chí Minh đang gặp các hạn chế về các ứng dụng quản lý, chịu sức cạnh tranh lớn trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực giỏi và nguồn tài chính của doanh nghiệp còn ít dẫn đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại bị hạn chế.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo các chuyên gia, sự bùng nổ về thương mại điện tử đã thúc đẩy ngành logistics Việt Nam phát triển, dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt cũng từng bước chuyển mình, đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng, kho bãi hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ mới... để gia tăng thị phần và tham gia chủ động vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên doanh nghiệp logistics tại TP.Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung hiện vẫn gặp khó khăn là do các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa nên thường gặp thách thức về vốn đầu tư và đào tạo, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì vậy, những doanh nghiệp này đang phải chịu sự cạnh tranh rất lớn trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực giỏi.
Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam nhìn nhận, dù là một ngành nhiều tiềm năng nhưng thực tế, phần lớn các doanh nghiệp logistics của ta có quy mô nhỏ, hạn chế về vốn và công nghệ cũng như năng lực hoạt động ở thị trường quốc tế. Hiện, logistics hiện đại trên thế giới hiện nay đã phát triển đến loại hình 4PL (chuỗi logistics) và 5PL (e-logistics, logistics trên nền thương mại điện tử). Trong khi, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các công đoạn logistics ở Việt Nam còn thấp và chưa đồng đều, nên ảnh hưởng nhiều đến khả năng kết nối, đồng bộ chuỗi dữ liệu logistics để tạo thành cơ sở dữ liệu dùng chung cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Cùng với đó, một số hạn chế trong hành lang pháp lý cũng tạo ra rào cản cho việc số hóa trong ngành logistics.
Dù vậy, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh cũng chỉ ra hai điểm sáng trong chuyển đổi số trong ngành logistics ở TP.Hồ Chí Minh. Đó là 99% phương tiện vận tải đã được gắn hộp đen giám sát hành trình GPS và dữ liệu hành trình đã được đồng bộ về trung tâm điều hành. Còn tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) hiện đã đạt 72,4%, chủ yếu trong các khâu khai báo hải quan, xử lý vận đơn của nhà vận chuyển.
Ông Tú cũng cho biết, Đề án phát triển logistics TP.Hồ Chí Minh đến 2025 và tầm nhìn 2030, căn cứ vào nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa trong khu vực và xuất nhập khẩu, đồng thời trên cơ sở rà soát nguồn quỹ đất hiện có trên địa bàn, thành phố đã quy hoạch 7 trung tâm logistics đạt chuẩn. Ngành công thương TP.Hồ Chí Minh sẽ đẩy nhanh quá trình tự động hoá và số hoá trong khâu lưu thông hàng hoá, mô tả được trạng thái thực của những luồng di chuyển, lưu trữ hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu qua địa bàn. Ngành công thương TP.Hồ Chí Minh sẽ xây dựng hệ sinh thái dữ liệu logistics dùng chung cho doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, dựa trên khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn, điện toán đám mây... để biến dữ liệu hiện có của doanh nghiệp thành lợi thế cạnh tranh, tối ưu hoá quá trình lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu và phân phối nội địa. Hiện doanh thu ngành logistics chiếm khoảng 8,8% GRDP của TP.Hồ Chí Minh và chi phí cho logistics cũng khá lớn. Nếu thực hiện được đề án phát triển các trung tâm dịch vụ hậu cần, chi phí logistics hiện chiếm khoảng 20% GRDP sẽ giảm còn xuống 18,6%.
“Để giảm chi phí logistics, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên thay đổi điều kiện bán hàng từ FOB sang mua hàng CIF nhằm chủ động hơn trong việc sử dụng các lịch vận chuyển phù hợp, tìm kiếm nhà cung cấp cạnh tranh uy tín nhằm tiết kiệm chi phí cước tàu và các rủi ro trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, tối ưu hóa chi phí logistics bằng cách sử dụng tích hợp chuỗi dịch vụ khai báo hải quan, vận chuyển nội địa”, bà Võ Thị Phương Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội logistics TP.Hồ Chí Minh nói.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
