TP.HCM: Vốn đầu tư nước ngoài 6 tháng tăng 30,7% so với cùng kỳ 2022
Singapore là quốc gia dẫn đầu về dự án cấp phép mới vào TP.HCM với 89 dự án, vốn đăng ký đạt 126,1 triệu USD, chiếm đến 54,6% vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản với 43 dự án, vốn đăng ký 21,7 triệu USD, chiếm 9,4%; Hồng Kông với 36 dự án, vốn đăng ký đạt 12,7 triệu USD, chiếm 5,6%.
![]() |
Các đại diện nước ngoài cũng quan tâm đến doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo của TP.HCM. |
Theo ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn TP.HCM cũng điều chỉnh vốn đăng ký với 163 lượt dự án, tăng 139,7%, vốn đăng ký điều chỉnh tăng 458,0 triệu USD, Trong đó, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ có 43 dự án, vốn đăng ký 194,6 triệu USD chiếm 42,5% vốn đăng ký điều chỉnh; Hoa Kỳ là quốc gia có số vốn điều chỉnh cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 215,1 triệu USD, chiếm 47,0% vốn đăng ký điều chỉnh.
Thời gian qua, tổng cộng có 1.089 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp với tổng số vốn là 2.203,2 triệu USD, gấp 3,6 lần so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có số vốn góp đạt 1.505,6 triệu USD, chiếm 68,3% tổng vốn góp; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có số vốn góp là 253,7 triệu USD, chiếm 11,5%; hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có số vốn góp đạt 229,1 triệu USD, chiếm 10,4%; hoạt kinh doanh bất động sản có số vốn góp đạt 99,6 triệu USD, chiếm 4,5%. Hai quốc gia Nhật Bản và Singapore có tỷ trọng vốn góp cao nhất lần lượt chiếm 69,6% và 16,7%.
Về thành lập mới của doanh nghiệp trong nước, trong 6 tháng, TP.HCM đã cấp phép 23.035 doanh nghiệp với vốn đăng ký đạt 212.626.4 tỷ đồng, tăng 7,6% về giấy phép so với cùng kỳ. Trong đó, 9 ngành dịch vụ chủ yếu có 17.085 doanh nghiệp thành lập, tăng 9% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 137.557 tỷ đồng.
Phân theo loại hình doanh nghiệp có 20.621 công ty TNHH, tăng 10,3% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký đạt 162.513 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ; có 2.063 công ty cổ phần, giảm 18,3%; vốn đăng ký 49.876 tỷ đồng, giảm 60,1%; 347 doanh nghiệp tư nhân tăng 77,9%; vốn đăng ký 182 tỷ đồng, tăng 107,1%.
Phân theo loại hình kinh tế, TP.HCM đã cấp phép 18.747 doanh nghiệp về thương mại dịch vụ, tăng 9,7% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 144.915 tỷ đồng, giảm 28,2%; khu vực công nghiệp, xây dựng 4.226 doanh nghiệp được cấp phép, giảm 0,5% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 66.858 tỷ đồng, tăng 16,5%…
“Số dự án có vốn nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư tăng 69,1% về số dự án; số vốn góp, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp gấp 3,6 lần so với cùng kỳ. Tính chung, tổng vốn đầu tư của các dự án có vốn nước ngoài tăng 30,7% so với cùng kỳ, chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng lựa chọn môi trường đầu tư của TP.HCM”, ông Hoàng nhận định.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
