TPHCM tháo gỡ 13/21 vướng mắc của các doanh nghiệp Hàn Quốc
![]() |
TP.HCM nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư thu hút doanh nghiệp nước ngoài |
Tuy nhiên, đối với 8 khó khăn vướng mắc còn lại, các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn đang chờ sự hỗ trợ của UBND TP.HCM. Vì vậy Kocham rất mong mỏi TP.HCM, các sở, ngành chức năng sớm đưa ra hướng giải quyết vấn đề.
Theo đó, những khó khăn vướng mắc và những kiến nghị chung mà nhiều doanh nghiệp đã nêu ra chủ yếu về chính sách xuất nhập khẩu tại chỗ. Đây là mối lo ngại lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may và doanh nghiệp sản xuất chế tạo Hàn Quốc do việc thực hiện các thủ tục hải quan liên quan đến kế hoạch sửa đổi quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ.
Đồng thời, nhiều mối lo ngại đối với vấn đề phát sinh thiệt hại thực tế cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh như việc tạm ngưng ưu đãi miễn thuế cho những trường hợp thuộc diện trước đây được nhận ưu đãi thuế…
Ngoài ra, theo đề nghị của các doanh nghiệp FDI và hiệp hội doanh nghiệp các nước, trong đó có Kocham, việc sửa đổi nghị định 152 của Chính phủ đang được thảo luận, cũng như việc tham gia góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi liên quan tới giấy phép lao động. Kocham đã nghiên cứu nội dung dự thảo sửa đổi và nhận thấy rằng vẫn còn tồn tại hoặc phát sinh thêm những điều khoản làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, một số công ty Hàn Quốc tại TTP.HCM đang gặp khó khăn trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng gây cản trở và thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng cần sớm có phương hướng chỉ đạo từ UBND TP.HCM.
Cụ thể, Kocham nhận được thông tin một số doanh nghiệp không thực hiện được việc hoàn thuế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ. Trong khi, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế là hai cơ quan cùng trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam. Điều gây khó hiểu là cho dù hai cơ quan đều cùng trực thuộc một bộ nhưng Tổng cục Thuế lại không chấp thuận hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các trường hợp đã được cơ quan hải quan công nhận và cấp phép.
“Những chỉ đạo tích cực của UBND TP.HCM giúp cải thiện về chính sách lao động và chính sách xuất nhập khẩu tại chỗ, việc hoàn thuế… sẽ làm tăng thêm sự tín nhiệm đối với chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam. Từ đó các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể đóng góp được nhiều hơn nữa trong việc mở rộng đầu tư tại khu vực TP.HCM”, đại diện Kocham nói.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
