TP.HCM: Tăng cường bảo đảm an ninh an toàn thực phẩm
![]() |
TP.HCM tăng cường kiểm soát an ninh an toàn thực phẩm. |
Theo UBND TP.HCM, mục tiêu của kế hoạch nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm và hành động của các sở, ban, ngành thành phố đến các quận, huyện, phường, xã, thị trấn và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố đối với công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Từ đó, xem công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, chất lượng giống nòi dân tộc và sự phát triển bền vững của thành phố.
Kế hoạch cũng nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư của về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới và các văn bản liên quan.
Theo đó, các sở, ban, ngành rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành và địa phương, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm… xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành…
Kế hoạch sẽ tăng cuờng công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm, tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm... Đồng thời, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Ngoài ra, TP.HCM sẽ tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn; đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, hình thành mạng lưới logistics, bảo quản, chế biến, thương mại điện tử ở nông thôn…
“Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM là cơ quan thường trực, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch, thực hiện đồng bộ các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu đặt ra. Đặc biệt theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ đã phân công trong kế hoạch”, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Hà Nội: Bảo đảm công tác văn thư, lưu trữ thông suốt khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 chính thức khởi tranh
