TP.HCM: Quản lý thị trường xử phạt 1.322 vụ vi phạm với số tiền hơn 25 tỷ đồng
TP.HCM: Quản lý thị trường đã xử lý, thu phạt hơn 800 vụ TP.HCM: Tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nguồn cung xăng dầu |
Trong quý 3/2023, các đội quản lý thị trường trên địa bàn thành phố đã kiểm tra, xử lý 310 trường hợp kinh doanh hàng hóa nhập lậu, tạm giữ 503.303 đơn vị sản phẩm dụng cụ y tế, thuốc tân dược, phụ tùng xe máy – ô tô, mỹ phẩm, thực phẩm, linh phụ kiện điện thoại di động, điện thoại di động… với tổng trị giá hàng hóa vi phạm, trị giá ước tính hơn 15,9 tỷ dồng.
Lực lượng quản lý thị trường cũng đã kiểm tra xử lý 475 trường hợp vi phạm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tạm giữ 563.529 đơn vị sản phẩm đồ dùng cá nhân, hàng điện gia dụng, hàng gia dụng, mỹ phẩm, quần áo, mắt kính, linh kiện điện tử, phụ tùng xe ô tô. phụ tùng xe máy, ... với tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 16 tỷ đồng.
![]() |
Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trong kinh doanh tại Chợ Bến Thành, TP.HCM |
Đối với hàng giả, kiểm tra tại các trung tâm thương mại, tuyến đường phố quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 426 trường hợp vi phạm kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu...., tạm giữ 49.444 đơn vị sản phẩm quần áo, giày dép, mỹ phẩm, túi xách, ví, hàng điện tử, phụ kiện điện thoại di dộng, phụ tùng xe máy, đồng hồ…; các nhãn hiệu Honda, Adidas. Nike, Chanel, Valentino, Versace, Louis Vuitton, Apple, Levi’s, Apple, Bosch, Dior, Rolex, Patck Phillippe… với tổng trị giá hơn 4,2 tỷ đồng…
Theo nhận định của Cục Quản lý thị trường TP.HCM, tình hình kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu vẫn không có dấu hiệu suy giảm, số lượng nhãn hiệu bị làm giả cũng ngày càng đa dạng, nhiều thương hiệu, gây khó khăn trong công tác xác định hàng hóa thật giả cho lực lượng quản lý thị trường… Hơn thế, do việc kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập lậu đem lại lợi nhuận lớn nên nhiều đối tượng dù đã bị xử phạt vẫn tiếp tục tái phạm nhiều lần.
Lãnh đạo lực lượng quản lý thị trường TP.HCM dự báo, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng sẽ tăng mạnh, các hoạt động lễ hội cũng diễn ra nhiều vào các tháng cuối năm nên tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kém chất lượng sẽ tiếp tục tăng mạnh với lợi thế giá rẻ, đa dạng chủng loại, hình thức, đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng. Việc buôn lậu, gian lận thương mại trong tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, khai báo không đúng khối lượng, chủng loại, xuất xứ để buôn lậu, gian lận về thuế sẽ không giảm; phát sinh vi phạm thông qua các dịch vụ bưu điện, chuyển phát nhanh, dịch vụ hàng không, logistics; sử dụng thương mại điện tử, ứng dụng thiết bị di động để quảng cáo, giao dịch hàng hóa nhằm tránh sự kiểm tra, phát hiện của các lực lượng chức năng…
Do đó, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường thành phố chỉ đạo lực lượng tăng cường quản lý địa bàn, xác định rõ các địa bàn trọng điểm, mặt hàng trọng tâm cả trong thương mại truyền thống và thương mại điện tử; các phòng chuyên môn và các đội quản lý thị trường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ; tăng cường phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đặc biệt, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường TP.HCM yêu cầu lực lượng quản lý thị trường kiểm tra xử lý tại các địa bàn nổi cộm, trọng điểm và chú ý đến nhóm mặt hàng xăng dầu, thực phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, thức ăn chăn nuôi...
Tin liên quan
Tin khác

Nợ bảo hiểm xã hội vẫn "tràn lan"

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo qua facebook, fanpage giả mạo

Hiểm họa từ những cuộc gọi “kết nối kém”

Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo trực tuyến
Khởi tố Hằng "Du mục", Quang Linh Vlogs

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng

Bộ Tài chính sẽ hậu kiểm, xử lý hành vi gian lận hoàn thuế TNCN

Cần sớm sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân

Bộ Dân tộc và Tôn giáo đề xuất bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật
