TP.HCM: Nhà đầu tư ngần ngại vì quy hoạch yếu kém
![]() | TP.HCM muốn vay ODA trên 5.000 tỷ đồng bổ sung ngân sách |
![]() | TP.HCM: 56 dự án nhà ở đủ điều kiện huy động vốn |
Góp ý một cách thẳng thắn, ông Nguyễn Xuân Sinh - Giám đốc Phát triển kinh doanh của IMM Group băn khoăn về tần suất thay đổi, điều chỉnh của quy hoạch thành phố. Điều này sẽ khiến DN bị động vì rất khó để thuyết phục các đối tác tham gia dự án đầu tư khi chưa có một quy hoạch cụ thể.
![]() |
Thành phố sẽ nâng cao chất lượng quy hoạch đảm bảo phù hợp với sự phát triển chung |
Cùng quan điểm này, không ít DN chỉ ra ví dụ điển hình là dự án tuyến Metro đầu tiên của TP.HCM hiện cũng chưa thể xác định rõ thời hạn hoàn thành cũng do vướng điều chỉnh quy hoạch. Thậm chí có DN còn nhấn mạnh, TP.HCM đã không có tầm nhìn dài và thiếu quy hoạch tốt.
Ông Michel Fanni, một chuyên gia về đô thị người Pháp cho rằng, cấu trúc đô thị theo kiểu “vết dầu loang” sẽ gây ra khó khăn cho việc di chuyển của người dân; trong khi cư trú tại khu vực ngoại ô thì các hoạt động kinh tế, giải trí lại tập trung ở nội đô. Để giải quyết vấn đề này, Pháp đã xây dựng một số thành phố vệ tinh xung quanh Thủ đô Paris.
Nhìn nhận vấn đề này, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, thành phố hiện đang ở thế không chủ động về quy hoạch. Mặc dù đóng góp cho ngân sách lớn nhất nước nhưng đầu tư cho giao thông tại TP.HCM chưa tương xứng. Theo chuẩn hiện nay, 1 km2 đất phải có ít nhất 10 km đường, trong khi đó tỷ lệ này ở TP. HCM mới đạt được 20%, tức 1 km2 đất mới có 2 km đường, thấp nhất cả nước. Một vấn đề nữa là tình trạng úng ngập do phát triển quá nhanh và lún đất nền. Điều này khiến thành phố đang phải trả giá.
Bên cạnh đó, ông Tuyến cũng thẳng thắn thừa nhận với các DN, việc xây dựng quy hoạch của TP. HCM còn chủ quan và thiếu kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân và DN. Trong khi chờ quy hoạch mới, TP.HCM sẽ tiếp tục hoàn thiện, phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm, đưa nơi này thành trung tâm tài chính, thu hút nguồn lực tài chính quốc tế;
Phát triển đô thị thông minh, sáng tạo trong đó Q.Thủ Đức là nơi cung cấp nguồn nhân lực, Q.9 có khu công nghệ cao, Q.2 là môi trường để phát triển thương mại; Phát triển đô thị sinh thái ở Cần Giờ, đô thị cảng ở Q.9, Q.2, Nhà Bè... Thành phố sẽ điều chỉnh quy hoạch theo hướng phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp công nghệ cao.
“TP.HCM luôn cam kết đồng hành cùng DN, chia sẻ cũng như sẵn sàng tiếp xúc giải quyết khó khăn cho DN, đặc biệt là cải cách hành chính để giảm phiền hà, “chi phí đen” cho DN. Sẽ có những tính toán để DN tham gia đầu tư được tạo điều kiện thuận lợi nhất. Trong thời gian tới, thành phố sẽ nâng cao chất lượng quy hoạch đảm bảo phù hợp với sự phát triển chung; đồng thời sẽ điều chỉnh bổ sung quy hoạch theo chu kỳ ít nhất là 10 năm thay vì 5 năm như hiện nay, tức là quy hoạch bền vững hơn”, ông Tuyến cam kết.
Bà Nguyễn Thị Thu Hoa, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, cho biết, hiện nay tổng vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020 là 2.189.721 tỷ đồng, trong khi đó ngân sách thành phố chỉ đáp ứng được 9%. Nguồn lực từ ngân sách chỉ cân đối được 171.000 tỷ đồng, còn lại là huy động nguồn lực trong và ngoài nước, người dân và DN. Giai đoạn 2016 - 2020, TP. HCM kêu gọi đầu tư 4/7 chương trình đột phá. Trong đó, chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị với 87 dự án có tổng mức đầu tư dự kiến: 121.252 tỷ đồng; Chương trình giảm ùn tắc và tai nạn giao thông có 80 dự án, tổng mức đầu tư dự kiến là 644.187 tỷ đồng; Chương trình giảm ngập nước có 6 dự án, tổng mức đầu tư dự kiến là 39.184 tỷ đồng và chương trình giảm ô nhiễm môi trường có 15 dự án, tổng mức đầu tư dự kiến là 11.954 tỷ đồng. Hiện nay, thành phố đã thực hiện được 12 dự án ODA với 104.000 tỷ đồng trong lĩnh vực đô thị; có 22 dự án PPP với 170.000 tỷ đồng. Thành phố đang chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán ký kết hợp đồng cho 85 dự án với 400.000 tỷ đồng và đang kêu gọi đầu tư 253 dự án với tổng vốn 870.000 tỷ đồng. |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
