TP.HCM: Loay hoay xử lý rác
![]() | Bãi rác Khánh Sơn lại bùng phát ô nhiễm |
![]() | Nhập khẩu phế liệu - nguy cơ nhãn tiền |
Bãi rác này của Công ty Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) đang tiếp nhận hơn nửa lượng rác thải sinh hoạt của TP.HCM (khoảng 5.500 tấn) mỗi ngày, chủ yếu xử lý bằng cách chôn lấp.
![]() |
Bãi rác Gò Cát TP.HCM vận hành bằng phương pháp đốt rác phát điện |
Theo các chuyên gia môi trường, hiện có 3 công nghệ xử lý rác có thể phù hợp với đặc điểm của TP.HCM: chôn lấp, làm phân compost và đốt rác phát điện. Phương án chôn lấp đang được xem là tối ưu về vốn đầu tư lẫn chi phí vận hành. Nhưng về lâu dài, bãi chôn lấp sau khi đã đầy và đóng bãi thì vẫn phải tốn rất nhiều chi phí quan trắc, duy tu, bù lún để tránh bãi bị sụt lún, xử lý nước rỉ rác, khí… cùng với đó, phải mất 25 năm sau mới có thể tái sử dụng được quỹ đất này. Chưa kể việc chôn rác rất dễ gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi, nước rỉ rác, lại chiếm nhiều diện tích đất.
Chính vì thế, đốt rác phát điện đang được chính quyền TP.HCM lựa chọn là một giải pháp chủ đạo, với mục tiêu lượng rác được xử lý bằng cách này sẽ tăng lên 55% vào năm 2020 và 85% vào năm 2030. Công nghệ này có nhiều ưu điểm so với các công nghệ khác, như: có thể giảm được 90-95% thể tích và khối lượng rác thải; tận dụng nhiệt, tiết kiệm diện tích, giảm ô nhiễm nước, mùi hôi, giảm phát thải nhà kính...
Tuy nhiên, theo tính toán với đặc thù rác có tới 60-80% là chất thải hữu cơ, độ ẩm cao (trung bình 50-60%, mùa mưa có thể lên tới 80%), và thực trạng chưa được phân loại tại nguồn, thì chi phí sẽ rất đắt: 50-75 USD để xử lý 1 tấn rác.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM cho biết, dự báo, rác thải sinh hoạt của TP.HCM sẽ tăng 6-8% mỗi năm. Đến năm 2020 là hơn 10.000 tấn/ngày, và năm 2030 là gần 16.500 tấn/ngày. Với công nghệ đốt rác phát điện, hơn 200MW điện năng thu được là kỳ vọng của thành phố, theo lộ trình chuyển đổi công nghệ của những công ty xử lý rác hiện nay và các dự án được kêu gọi đầu tư mới, từ năm 2019-2030.
Bên cạnh đó, ông Thắng cũng thừa nhận, thành phố phát triển quá nhanh nên nhu cầu xử lý rác tăng cao. Hiện có đến 76% lượng chất thải rắn được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, 14,7% dùng để tái chế nhựa và 9,3% đốt không phát điện. Mục tiêu đến năm 2020, TP.HCM sẽ giảm tỷ lệ chôn lấp rác còn 50% và đến năm 2025 còn 20%.
Để thực hiện điều này, TP.HCM đang đẩy mạnh kêu gọi các nhà đầu tư đủ năng lực chung tay cùng thành phố. Theo đó, hiện một dự án xử lý rác sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện đang kêu gọi đầu tư có công suất 1.000 tấn/ngày, đơn giá xử lý không quá 21 USD/tấn, xử lý rác sinh hoạt của TP. HCM chưa qua phân loại.
Thành phố sẽ ưu tiên cho những nhà đầu tư có kinh nghiệm thực hiện đầu tư và vận hành các dự án đốt rác phát điện tương tự có công suất trên 1.000 tấn/ngày. Bên cạnh đó, cũng ưu tiên lựa chọn các dây chuyền thiết bị theo tiêu chuẩn các nước G7; có phương án tiêu thụ điện năng và sản xuất điện năng; sử dụng nguồn nhân lực địa phương, hỗ trợ độc hại cư dân địa phương…
Hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã ban hành các quy định chuyên ngành về quản lý chất thải rắn, phân loại rác tại nguồn, kết hợp hướng dẫn và triển khai kế hoạch thu gom vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế trên địa bàn thành phố.
Ngày 17/8/2018, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM có công văn đề xuất 5 giải pháp về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về vệ sinh nơi công cộng, trong đó có giải pháp “Giao thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính về vệ sinh nơi công cộng cho Đội Quản lý trật tự đô thị và Đội Thanh tra xây dựng địa bàn” và “Cho phép cơ quan địa phương được sử dụng hình ảnh trích xuất từ camera an ninh, giao thông để lập biên bản vi phạm hành chình về vi phạm vệ sinh nơi công cộng”. Thành phố đang giao các cơ quan liên quan xem xét tính khả thi của giải pháp này.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
