TP.HCM: Kiến nghị hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp bình ổn giá hàng hóa
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo báo cáo của Sở Công Thương mặt hàng trứng gà, trứng vịt hiện nay nguồn cung giảm nhưng nhu cầu tăng nhanh đột biến dẫn đến giá tăng. Saigon Co.op đang bán giá bình ổn chỉ 29.000 đồng/chục trứng trong khi giá mua vào đã ở mức 31.000 đồng/chục trứng.
Tại cuộc họp chiều ngày 21/7 của Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương về hoạt động lưu thông hàng hóa và bình ổn giá cả thị trường phía Nam trong đại dịch Covid-19, Sở Công Thương TP.HCM, đề nghị Bộ Công Thương và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, kết nối với các đơn vị cung ứng, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn hàng giá bình ổn cho chương trình bình ổn giá trên địa bàn.
Ngoài nhu yếu phẩm, các doanh nghiệp cần dự dự trữ hàng hóa, vật tư y tế đề phòng dịch bệnh có thể còn diễn biến phức tạp và kéo dài, Sở Công Thương kiến nghị các bộ, ngành hữu quan có chính sách tài chính cho nhóm doanh nghiệp bình ổn thị trường.
Theo báo cáo của Sở Công Thương trước khi đợt dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư xảy ra, nguồn hàng về TP.HCM thông qua 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn, trung bình mỗi ngày có từ 7.000 - 9.000 tấn rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm.
Trong đó, nguồn cung mặt hàng rau của quả của các tỉnh Tây Nam bộ chiếm 30%, Đông Nam bộ chiếm khoảng 15%, phần còn lại là các tỉnh miền Trung Tây Nguyên và phía Bắc.
Riêng mặt hàng thịt heo, có 37 tỉnh, thành phố thường xuyên cung ứng hàng cho TP.HCM, trong đó Đồng Nai chiếm số lượng lớn nhất.
Các chợ đầu mối của TP.HCM có đặc thù là phục vụ hàng hóa cho cả các tỉnh, thành phố lân cận. Ví dụng: Các đầu mối của Bà Rịa - Vũng Tàu đưa tôm cá vào thành phố và mua lại các mặt hàng rau củ quả từ TP.HCM mang về địa phương.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ cho rằng, giao thương của chợ đầu mối TP.HCM rất lớn và mô hình của chợ đầu mối không phù hợp công tác phòng chống dịch, có nhiều ca lây nhiễm, do đó thành phố quyết định đóng cửa 3 chợ đầu mối. Khi hệ thống chợ đầu mối đóng cửa, các thương lái vẫn hoạt động mua bán qua điện thoại, Zalo, chành vựa vẫn nhận và giao hàng.
Bên cạnh đó, đối với kênh phân phối hiện đại, TP.HCM có 106 siêu thị bán lương thực thực phẩm, 2.469 cửa hàng tiện lợi, 28.700 cửa hàng - cửa hiệu có bán lương thực thực phẩm.
“Gần đây một số hệ thống bưu điện, Viettel Post, doanh nghiệp logistics… đã có những chuyến xe lưu động để bán hàng hóa thiết yếu… góp phần cung ứng hàng hóa cho người dân khi nhiều chợ truyền thống đóng cửa” – ông Vũ nói thêm.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhìn nhận, diễn biến của dịch Covid-19 có thể xảy ra rất nhanh ngành Công Thương và các doanh nghiệp ở TP.HCM phải xây dựng kịch bản tình huống xấu hơn so với hiện nay. Thậm chí cần phải lường được tình huống xấu nhất để xây dựng các kịch bản phù hợp, có giải pháp ứng phó kịp thời.
Liên quan đến đề nghị Trung ương có chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp mua hàng hóa dự trữ, vật tư y tế của TPHCM. Ông Đỗ Thắng Hải cho rằng, Sở Công Thương phải căn cứ tình hình thị trường để có đánh giá chính xác và có ứng xử truyền thông kịp thời, không làm ảnh hưởng tâm lý người dân. Trong tình huống cần phải áp dụng các biện pháp siết chặt hơn Chỉ thị 16 như hiện nay, Sở Công Thương phải tham mưu cho lãnh đạo TP.HCM ban hành các giải pháp cụ thể, phù hợp.
“Bộ sẽ làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, doanh nghiệp đầu mối để có phương án hỗ trợ cung ứng hàng hóa” – Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cam kết.Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
