TP.HCM khuyến khích bán hàng đăng ký trước
Sở Công thương TP.HCM đã đề nghị UBND TP. Thủ Đức và các quận huyện liên hệ với các đầu mối cung ứng hàng hóa, căn cứ tình hình thực tế, chủ động thảo luận cách thức tổ chức, phương thức bán hàng, chuẩn bị nhân lực, bố trí điểm bán hàng để triển khai thực hiện theo hướng bán đăng ký trước nhằm hạn chế tối đa việc tiếp xúc, giao dịch…
Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, hiện 3 chợ đầu mối tại thành phố là Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn cùng 124 chợ truyền thống đã tạm ngưng hoạt động để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19, ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm ở kênh truyền thống. Tuy nhiên, điều này không ngăn trở lưu thông hàng hóa, mà chỉ thay đổi cách mua bán. Từ tập trung tại các chợ đầu mối như lâu nay, các thương nhân, đơn vị chuyển sang hình thức phân phối trực tiếp về chợ truyền thống hoặc bán hàng qua điện thoại, bán hàng online. Bên cạnh đó, TP.HCM còn có 106 siêu thị hiện tại, 12 cửa hàng lớn chuyên kinh doanh thịt gia súc, hơn 2.600 siêu thị mini, cửa hàng tiện ích và 28.700 cửa hàng bách hóa cung ứng hàng hóa.
![]() |
Các doanh nghiệp, hệ thống phân phối trên địa bàn đã chuẩn bị đầy đủ dự trữ nguồn hàng đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của người dân TP.HCM |
Trong xu thế này, nhiều tiểu thương chợ truyền thống đã tiếp cận mua bán hàng online. Nhiều Ban Quản lý chợ truyền thống tại TP.HCM cũng đã chủ động hướng dẫn tiểu thương tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến. Các tiểu thương đã chủ động giới thiệu hàng hóa trên mạng xã hội, kết bạn thành nhóm với người tiêu dùng để tìm, tiếp nhận đơn hàng... Đây cũng là hình thức kinh doamh mới, góp phần tiết kiệm rất nhiều chi phí, cũng như đáp ứng được yêu cầu phòng chống dịch Covid-19 hiện nay. TP.HCM khuyến khích bán hàng đăng ký trước hoặc bán hàng đồng giá.
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn, Sở đã đề nghị đẩy mạnh các hoạt động, hình thức mua bán hàng hóa trực tuyến; tăng cường khuyến khích, vận động người dân lựa chọn sử dụng phương thức trực tuyến, giám sát các cơ sở được phép hoạt động trên địa bàn thực hiện đúng quy định; phổ biến rộng rãi đến người dân địa phương các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi có đặt hàng trực tuyến.
Và để đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân, ngành công thương đã làm việc với các doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp bình ổn thị trường để tăng dự trữ, cung ứng đủ hàng hóa cho nhu cầu. Đại diện hệ thống siêu thị Saigon Co.op, MM Mega Market, Satra... đều khẳng định nguồn hàng lương thực thực phẩm cho thị trường TP.HCM không thiếu, các doanh nghiệp cung cứng đang sắp xếp cho phù hợp với bối cảnh mới. Trong đó, tăng lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu đủ cung cấp trong vòng 1-3 tháng, đa dạng hình thức bán hàng.
Bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo các quận, huyện tổ chức cung ứng thực phẩm cho người dân theo phương án cung ứng của thành phố, bổ sung các điểm bán hàng đồng giá và thực hiện bán hàng đăng ký trước; huy động phương tiện vận chuyển có sẵn để cung ứng hàng hóa thiết yếu kịp thời, liên tục. |
Đại diện hệ thống siêu thị MM Mega Market thống kê trong các ngày gần đây, lượng khách đến chuỗi Mega Market tại TP.HCM tăng đột biến khoảng 50% so với ngày thường, và lượng đơn hàng hàng đặt online tăng gấp 15 lần. Chuỗi 4 cửa hàng tại TP.HCM vẫn đảm bảo đầy đủ nguồn hàng, do nhập 95% lượng hàng trực tiếp từ nhà cung cấp.
Theo ông Vũ, hiện nguồn hàng hóa từ các tỉnh, thành về TP.HCM vẫn dồi dào, các doanh nghiệp, hệ thống phân phối trên địa bàn đã chuẩn bị đầy đủ dự trữ nguồn hàng đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của người dân. Hiện lượng hàng cung ứng do các doanh nghiệp bình ổn và một số đơn vị của thành phố đã được dự trữ gấp 3 lần mức bình thường, với hơn 120.000 tấn hàng, riêng Saigon Co.op đã dự trữ được 26.000 tấn/tháng. Trong khi nhu cầu hàng ngày tại thành phố khoảng 5.000-6.000 tấn/ngày.
“Bên cạnh tổ chức duy trì nguồn cung ứng hàng hóa từ các tỉnh, thành phố về một cách an toàn, lưu thông thông suốt, Sở Công thương tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, vận hành ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa gồm các kênh phân phối hiện đại và truyền thống. Chúng ta có nguồn cung ứng dồi dào, kênh phân phối đa dạng thì không nên quá lo lắng. Mong người dân mua sắm khoa học, an toàn để bảo đảm công tác phòng chống dịch" - ông Vũ khẳng định.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
