TP.HCM: GRDP 6 tháng năm 2023 tăng trưởng 3,55%
“Mức tăng 3,55% tuy còn khiêm tốn nhưng phản ánh kết quả những cố gắng của chính quyền thành phố trong giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”, ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM đánh giá.
Ngành thống kê TP.HCM cho rằng để đạt được kết quả trên là nhờ vào việc giảm lãi suất điều hành và nới lỏng chính sách tiền tệ đang phát huy tác dụng; hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm duy trì mức tăng trưởng ổn định 8,01% so với cùng kỳ; nhiều dự án bất động sản được vay vốn để hoạt động; lạm phát hạ nhiệt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục giảm từ đầu năm đến nay; số dự án có vốn nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư tăng 69,1% về số dự án trong khi số vốn góp, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp gấp 3,6 lần so với cùng kỳ, tính chung, tổng vốn đầu tư của các dự án có vốn nước ngoài tăng 30,7% so với cùng kỳ, chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng lựa chọn môi trường đầu tư của thành phố.
![]() |
TP.HCM luôn nổ lực hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, kết nối giao thương tạo điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp chủ lực. |
Để phát huy những kết quả tích cực, giải quyết những khó khăn, tồn tại và giữ vững vai trò đầu tàu, lãnh đạo ngành thống kê TP.HCM cho rằng thành phố cần tập trung giải quyết tốt các nội dung chủ yếu trong 6 tháng còn lại của năm 2023. Trong đó, thành phố phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để sớm đưa các công trình, dự án vào hoạt động, đặc biệt chú trọng giải ngân các dự án trọng điểm mang tính kết nối vùng, có tác động lan toả cao như dự án Metro số 1, Metro số 2, Vành đai 3, Nhà ga T3, Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Song song đó, TP.HCM cũng cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa, qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước; tăng cường kết nối giao thương giữa các địa phương, các quốc gia để tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước; tiếp tục triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đồng hành, tháo gỡ khó khăn về nguồn lực vốn cho doanh nghiệp; đẩy nhanh việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam đặt tại TP.HCM…
Ngoài ra, TP.HCM cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các hoạt động hành chính của cơ quan Nhà nước, khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới trong các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, tài chính, giáo dục, y tế; tăng cường công tác dự báo, kiểm tra và bình ổn giá cả; xây dựng các giải pháp nhằm ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường; giữ vững ổn định thị trường tài chính, thị trường bất động sản.
Trong ngày, thông tin với cử tri về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi cho rằng do nền kinh tế của TP.HCM có độ mở gần như hoàn toàn nên chịu tác động nhanh nhất từ các biến động của thế giới. Song song đó, tình hình trong nước cũng đầy khó khăn, như các đơn hàng của doanh nghiệp tại TP.HCM giảm trung bình 30% đến 50%. Khi đơn hàng giảm, việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng, tác động đến đời sống, an sinh, an ninh, trật tự của địa phương.
“TP.HCM đã và đang nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thông qua chương trình kích cầu nhằm duy trì sản xuất. Nghị quyết 98 vừa được Quốc hội thông qua thay thế Nghị quyết 54 đã cho phép TP.HCM, thông qua HFIC, hỗ trợ chương trình kích cầu cho doanh nghiệp và thành phố sẽ khởi động lại chương trình kích cầu thời gian tới. TP.HCM đã và đang gấp rút trong công tác triển khai kế hoạch thực hiện ngay Nghị quyết khi bắt đầu có hiệu lực. Dự kiến, ngày 7/7, TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị toàn địa bàn để quán triệt, triển khai nghị quyết này. Thành phố cũng sẽ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện nghị quyết 98”, ông Mãi cho biết.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
