TP.HCM: Doanh nghiệp đổi mới và bền vững với thương hiệu vàng
Phó chủ tịch Hội đồng bình chọn Giải thưởng Thương hiệu Vàng TP.HCM, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết tiếp nối thành công của ba lần tổ chức trước, chương trình lần thứ tư được tổ chức với mục tiêu tôn vinh doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều nỗ lực và thành công trong việc xây dựng thương hiệu, nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của phát triển thương hiệu gắn liền với năng lực cạnh tranh, đồng thời tạo động lực khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế.
![]() |
Phát động cuộc thi Thương hiệu Vàng TP.HCM với chủ đề "Đổi mới và Bền vững" |
Khác với các năm trước, điểm nổi bật nhất của giải thưởng năm nay là giải được mở rộng cơ cấu giải thưởng, đánh giá theo từng ngành nghề và lần đầu tiên áp dụng tiêu chí bình chọn của người tiêu dùng thành phố ở quy mô lớn nhằm tăng tính khách quan, công bằng từ các nhà chuyên môn và rộng rãi trong công chúng. Giải thưởng năm nay sẽ trao giải “Top Thương hiệu Vàng” trong từng ngành hàng và thêm các hạng mục mới: Thương hiệu Vàng triển vọng, Thương hiệu Vàng của giới trẻ, Thương hiệu Vàng Người tiêu dùng TP.HCM yêu thích. Ngoài ra, còn có các giải thưởng theo chủ đề Đổi mới và Bền vững của năm nay như Thương hiệu Vàng đổi mới sáng tạo, Thương hiệu Vàng bền vững.
Theo đó, về phương thức bình chọn, khác với các năm trước là bình chọn chủ động thông qua website của chương trình. Năm nay, sự tham gia bình chọn của người tiêu dùng thành phố cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ (B2C) sẽ được đơn vị nghiên cứu thị trường quốc tế Kantar World Panel thực hiện trên diện rộng. Như vậy, đối với các doanh nghiệp B2C, kết quả bình chọn từ người tiêu dùng được chiếm trọng số lớn nhất (40%) trong tổng số bốn tiêu chí chấm điểm. Ba tiêu chí còn lại dựa trên kết quả của Hội đồng bình chọn gồm: Kết quả kinh doanh (20%), Đổi mới (20%) và Bền vững (20%). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và thương hiệu sẽ cạnh tranh trên từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh riêng nhằm bảo đảm tính khách quan và cơ hội đạt giải thưởng ngang nhau.
“Giải thưởng năm nay sẽ đảm bảo ba tiêu chí là chất lượng, công khai, minh bạch. Sở cũng sẽ đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp đạt thương hiệu vàng 2023 qua hoạt động truyền thông, triển lãm trong và ngoài nước. Ban tổ chức mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của doanh nghiệp, đặc biệt các sự đồng hành của các hội, hiệp hội ngành nghề của TP.HCM”, bà Ngọc phát biểu.
Ông Trần Minh Hùng, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Chủ tịch Hội đồng bình chọn Giải thưởng Thương hiệu Vàng TP.HCM, cho biết chương trình sẽ mở cổng bình chọn và bắt đầu nhận hồ sơ từ hôm nay, 22/9, đến ngày 30/11. Đồng thời, Hội đồng sẽ bắt đầu xét duyệt khi có hồ sơ đầu tiên gửi đến và quá trình xét duyệt kéo dài cho đến khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12. Lễ công bố các doanh nghiệp đạt Giải thưởng dự kiến được tổ chức vào tháng 12.
“Ngay từ khi bắt đầu nhận hồ sơ, các hoạt động liên quan đến chương trình cũng sẽ khởi động”, ông Hùng cho biết thêm.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
