TP.HCM: Chỉ có thể đạt 80% chỉ tiêu phát triển nhà ở
Trong khi đó, mục tiêu của TP.HCM đặt ra là diện tích nhà ở tăng thêm giai đoạn 2021-2025 đạt 50 triệu m2 sàn; trong đó, nhà ở thương mại 15,5 triệu m2 sàn, nhà ở riêng lẻ tự xây dựng của hộ gia đình 32 triệu m2 sàn, nhà ở xã hội 2,5 triệu m2 sàn…
![]() |
Ảnh minh họa |
Lãnh đạo UBND TP.HCM nhận định với kết quả phát triển nhà ở như 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, rất khó dự báo kết quả phát triển nhà ở ưong giai đoạn sắp tới. Theo đó, để đạt dược chỉ tiêu đề ra tại thời điểm cuối nhiệm kỳ, thành phố phải phát triển khoảng 36,65 triệu m2 sàn trong giai đoạn 2023-2025, tương ứng mỗi năm phát triển bình quân khoảng 12,2 triệu m2 sàn. Đây là con số chưa từng đạt được trong giai đoạn trước, ngay cả khi thị trường bất động sản phát triển vượt bậc. Do đó, khả năng hoàn thành chỉ tiêu phát triển 12,2 triệu m2 sàn trong từng năm còn lại (2023, 2024, 2025) là cực kỳ khó khăn. Việc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành chỉ tiêu 50 triệu m2 của giai đoạn 2021-2025.
Theo thống kê của UBND TP.HCM, từ năm 2021 đến tháng 6/2023, tổng diện tích xây dựng mới đạt 15,33 triệu m2/50 triệu m2, đạt 30,66% chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2021-2025; diện tích nhà ở bình quân đến tháng 6/2023 của thành phố đạt 21,44 m2/người. Trong đó, nhà ở thương mại phát triển 3,9 triệu m2 sàn, chiếm 25,19% so với chỉ tiêu đề ra; nhà ở riêng lẻ do dân tự xây phát triển 11,38 triệu m2 sàn, chiếm 35,60% so với chỉ tiêu đề ra; nhà ở xã hội phát triển 32.668 m2 sàn, chiếm 1,31% so với chỉ tiêu đề ra.
UBND TP.HCM cho biết phát triển mạnh nhà ở chung cư là kết quả đạt được từ việc định hướng thay đổi cơ cấu dự án từ thấp tầng sang cao tầng của Chính phủ và của TP.HCM. Việc xây dựng nhà ở chung cư là xu hướng tất yếu tại các đô thị lớn. Nhà ở chung cư thường có giá thấp hơn so với nhà ở thấp tầng (tương đồng cùng vị trí) vì vậy người có nhu cầu dễ dàng tiếp cận với mức giá của nhà chung cư hơn nhà thấp tầng. Ngoài ra, việc xây dựng nhà ở chung cư giúp tiết kiệm quỹ đất ở của thành phố. Vì vậy, việc phát triển mạnh nhà ở chung cư tại các dự án là một kết quả tích cực đạt được trong giai đoạn trở lại đây. Giai đoạn 2021 đến tháng 6/2023, Thành phố đã có sự chuyển biến mạnh mẽ mô hình nhà ở từ nhà ở thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại. Cụ thể, trong giai đoạn này, tỷ lệ nhà ở cao tầng trong các dự án mới chiếm hơn 90% (24.967/27.600 căn).
Theo ông Cường, hiện UBND TP.HCM đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp đơn vị tư vấn tham mưu điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021-2025 và xây dựng Kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM năm 2023 và 2024. Trong đó, sẽ xác định chỉ tiêu, giải pháp, cách thức tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc triển khai kế hoạch phát triển nhà ở.
“Trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng, UBND TP.HCM sẽ phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021-2025, phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM năm 2023 và 2024 trong quý III/2023 này”, ông Cường cho biết.
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát
