agribank-vietnam-airlines

Tổng thống Đức: Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy

 - 
Hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tổng thống Đức khẳng định Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy, mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Việt Nam, nhất là về đầu tư.
aa
Tổng thống Đức: Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy- Ảnh 1.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank- Walter Steinmeier và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 24/1/2024. Sau Lễ đón trọng thể với nghi thức bắn 21 loạt đại bác chào mừng Tổng thống Đức, vào chiều ngày 23/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và tin cậy chính trị, tạo động lực đẩy mạnh toàn diện quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Cảm ơn Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về sự đón tiếp trọng thị và nồng hậu, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier bày tỏ ấn tượng về sự phát triển kinh tế - xã hội năng động của Việt Nam; nhấn mạnh trong gần 50 năm qua, sự gắn kết chặt chẽ và tin cậy lẫn nhau giữa hai nước không ngừng được củng cố phát triển; khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực thương mại - đầu tư, chuyển đổi năng lượng, lao động và dạy nghề, hợp tác phát triển, cũng như phối hợp chặt chẽ đóng góp cho hòa bình và các vấn đề hợp tác khu vực, toàn cầu.

Tổng thống Đức: Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy- Ảnh 2.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tiến hành hội đàm
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên phát triển quan hệ với Đức. Nhân dịp này, Chủ tịch nước cảm ơn Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Đức đã hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam phòng chống COVID-19, thể hiện tình hữu nghị và đoàn kết gắn bó giữa hai nước, góp phần giúp Việt Nam đẩy lùi dịch bệnh và sớm mở cửa, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Trong không khí tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đã trao đổi về các phương hướng, biện pháp lớn nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Đức, cũng như chia sẻ về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về những phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam – Đức trong gần 5 thập kỷ qua, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Tin cậy chính trị giữa hai nước ngày càng được củng cố thông qua trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương. Trong nhiều năm, Đức luôn là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu và Việt Nam hiện là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Đức tại Đông Nam Á. Kim ngạch hai nước năm 2023 đạt xấp xỉ 12 tỷ USD, tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua. Đức là nhà đầu tư lớn thứ tư trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam.

Nhằm phát huy nền tảng quan hệ tốt đẹp và những tiềm năng hợp tác to lớn giữa Việt Nam và Đức, hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị thông qua trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp, triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương gồm Đối thoại chiến lược, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, Tham vấn Chính phủ về Hợp tác phát triển, Đối thoại về Nhà nước pháp quyền, phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động chiến lược Việt Nam – Đức giai đoạn 2023 - 2025.

Tổng thống Đức: Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy- Ảnh 3.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn sự hỗ trợ của Đức đối với Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển trong hơn 3 thập kỷ qua
Hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy hợp tác hai nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là Đại học Việt Đức, dự án biểu tượng của quan hệ hai nước, đang vận hành hiệu quả. Tổng thống Frank-Walter Steinmeier mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ để Trường Đại học Việt Đức phát triển thành công, nhất là thu hút ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Đức tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, ủng hộ Trường Đại học Việt Đức mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên nhất trí tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tạo thuận lợi cho các mặt hàng thế mạnh của mỗi nước tiếp cận thị trường của nhau. Tổng thống Đức khẳng định Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy, mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Việt Nam, nhất là về đầu tư. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Đức sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) và thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản của Việt Nam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn sự hỗ trợ của Đức đối với Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển trong hơn 3 thập kỷ qua, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đề nghị Đức tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường và đào tạo nghề. Về ứng phó với biến đổi khí hậu, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier khẳng định Đức sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, chuyên gia, tài chính trong triển khai khuôn khổ JETP nhằm góp phần thực hiện các cam kết giảm khí phát thải về 0 đến năm 2050 mà Việt Nam đưa ra tại Hội nghị COP26.

Tổng thống Đức: Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy- Ảnh 4.
Tổng thống Frank-Walter Steinmeier khẳng định Đức sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, chuyên gia, tài chính trong triển khai khuôn khổ JETP
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh – quốc phòng, khoa học - công nghệ, tư pháp, nông nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, qua đó góp phần tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, thiết thực kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức vào năm 2025.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn Đức tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam ở Đức sinh sống ổn định, tiếp tục là cầu nối, đóng góp tích cực cho quan hệ hữu nghị hai nước. Tổng thống Đức khẳng định cộng đồng 200 nghìn người Việt Nam tại Đức hội nhập thành công, đóng góp tích cực cho xã hội sở tại.

Trên bình diện quốc tế, hai nước nhất trí phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và đa phương như khuôn khổ hợp tác ASEAN - Đức, ASEAN – EU, Liên Hợp Quốc. Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), ủng hộ tiến trình đàm phán COC thực chất, hiệu quả giữa ASEAN và Trung Quốc.

Sau Hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đã cùng chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận hợp tác về lao động di cư giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động và Xã hội Liên bang Đức./.

baochinhphu.vn

Tin liên quan

Tin khác

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

“Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) cần phải thực hiện thường xuyên hàng ngày và không thể lơ là, đi vào trong tiềm thức, ý thức của từng cán bộ ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh THTK, CLP trong ngành Ngân hàng để tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn và nhiều người nghèo cần hỗ trợ”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nói tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác THTK, CLP trong ngành Ngân hàng năm 2025 sáng 11/4.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data