Tổng tài sản của các TCTD vượt 10,8 triệu tỷ đồng
![]() | Tổng tài sản của hệ thống tổ chức tín dụng đạt 10,33 triệu tỷ đồng |
![]() | Tài sản của hệ thống TCTD vượt ngưỡng 10 triệu tỷ đồng |
Trong đó, dẫn đầu là khối NHTM Nhà nước với quy mô tổng tài sản đạt 4.806.787 tỷ đồng, tăng 5,18%; đứng thứ hai là khối ngân hàng TMCP với 4.393.746 tỷ đồng, tăng 9,07%; tiếp đến là khối ngân hàng liên doanh – nước ngoài với 1.129.165 tỷ đồng, tăng 18,34%.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đáng chú ý là tốc độ tăng vốn tự có, vốn điều lệ của hệ thống cao hơn rất nhiều so với tổng tài sản. Cụ thể, tính đến cuối tháng 11, vốn tự có của toàn hệ thống đạt 785.659 tỷ đồng, tăng 10,02%; vốn điều lệ đạt 570.830 tỷ đồng, tăng 11,40%.
Dẫn đầu về quy mô vốn tự có và vốn điều lệ vẫn đang là khối ngân hàng TMCP với 326.967 tỷ đồng và 262.309 tỷ đồng, tăng lần lượt 12,5% và 22,12% so với cuối năm 2017; đứng thứ hai là khối NHTM Nhà nước với 263.200 tỷ đồng và 147.890 tỷ đồng (tăng 3,36% và 0,08%).
Lý giải cho diễn biến này, một chuyên gia ngân hàng cho biết, lộ trình áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN đang đến gần khiến các TCTD tích cực tăng cường năng lực tài chính để đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II.
Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống vẫn giảm nhẹ về còn 12,02% từ mức 12,23% của cuối năm 2017. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 28,98%, cũng thấp hơn so với mức 30,65% của cuối năm 2017.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
