Tổ chức bảo hiểm tiền gửi: Một thành tố trong hệ thống bảo vệ người tiêu dùng tài chính
![]() | Tổ chức bảo hiểm tiền gửi: Bảo vệ người gửi tiền trong đại dịch Covid-19 |
![]() | Nhịp cầu để chính sách bảo hiểm tiền gửi đi vào cuộc sống |
![]() | Vững bước cùng sự phát triển bền vững của các tổ chức tín dụng |
Khuôn khổ pháp lý cần được hoàn thiện
Tại Việt Nam, hiện có 5 cơ quan liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, Bộ Tài chính quản lý lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm, Bộ Công thương, Bộ Thông tin – Truyền thông và Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng nói chung. Cả 5 cơ quan này đều có khả năng tham gia vào quá trình bảo vệ người tiêu dùng, nhưng tất cả đều chưa có bộ phận chuyên trách cũng như quy trình quản lý cụ thể để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng, chưa có cơ chế phối hợp để xử lý các xung đột lợi ích xảy ra khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trong khi đó, các quy định pháp lý liên quan đến tính minh bạch và công bố thông tin sản phẩm, dịch vụ tài chính còn chưa chặt chẽ cũng có thể khiến người tiêu dùng đối mặt với rủi ro. Để tránh những rủi ro này, người tiêu dùng cần có những hiểu biết nhất định, phải có khả năng tìm hiểu, đánh giá các vấn đề về điều khoản, hợp đồng, quyền lợi, trách nhiệm của các bên khi giao kết, giao dịch. Do đó, để bảo vệ người tiêu dùng tài chính, ngoài việc bổ sung các quy định nhằm tăng cường minh bạch và công bố thông tin đối với các sản phẩm, dịch vụ tài chính, cũng cần một giải pháp quan trọng khác là nâng cao hiểu biết tài chính.
Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi tham gia bảo vệ người tiêu dùng tài chính
Nhìn cụ thể vào ngành ngân hàng, ta có thể thấy, cả người vay và người gửi tiền đều được coi là người tiêu dùng tài chính. Hệ thống ngân hàng là nguồn cung ứng vốn cho nền kinh tế. Người gửi tiền, khi trao những đồng tiền nhàn rỗi của mình cho ngân hàng quản lý, đã là nguồn để lưu chuyển dòng tiền ấy tới những tổ chức, cá nhân cần vốn. Do đó, người gửi tiền cũng là một đối tượng quan trọng cần được bảo vệ, bao gồm từ khi lựa chọn tổ chức tín dụng để gửi tiền, giao dịch với tổ chức nhận tiền gửi, quản lý các khoản tiền gửi của mình, và trong trường hợp xấu, khi tổ chức tín dụng bị mất khả năng chi trả hoặc phá sản, tiền gửi của họ cũng không bị mất trắng.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền là tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Nhìn rộng ra, các tổ chức BHTG coi bảo vệ người tiêu dùng tài chính đã được xác định là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của tổ chức, và họ đã làm rất tốt vai trò bảo vệ người tiêu dùng tài chính nói chung và người gửi tiền nói riêng.
Đóng góp của hệ thống BHTG được thừa nhận thông qua chức năng bảo vệ người gửi tiền nhỏ lẻ, với quy mô tiền gửi không lớn. Người gửi tiền nhỏ lẻ thường được coi là đối tượng bị hạn chế hơn về mặt thông tin, đặc biệt là người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô. Tuy nhiên, tại một số nước thì các loại hình tổ chức tín dụng quy mô nhỏ như vậy chưa được tham gia BHTG mà đa phần là hình thức tổ chức tài chính vi mô thuộc ngân hàng hoặc các liên hiệp tín dụng ngân hàng.
Bên cạnh đó, các tổ chức BHTG cũng tham gia tích cực vào việc nâng cao nhận thức người gửi tiền về chính sách ngân hàng và BHTG thông qua các hoạt động truyền thông. Có đến gần 70% số tổ chức BHTG triển khai các chương trình nâng cao nhận thức công chúng với đối tượng mục tiêu chính là người gửi tiền nhỏ lẻ và các hộ gia đình về lợi ích của chính sách BHTG, bao gồm cả tiền gửi tại các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - niềm tin của người gửi tiền
Tại Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Trong 22 năm hoạt động, BHTGVN đã chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại 39 QTDND bị giải thể, phá sản.
Không chỉ trực tiếp trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, thông qua các nghiệp vụ của mình, BHTGVN cũng gián tiếp bảo vệ người gửi tiền và tham gia vào quá trình tái cơ cấu các TCTD. BHTGVN đã thực hiện kiểm tra tại chỗ theo kế hoạch đối với các tổ chức tham gia BHTG, triển khai kiểm tra một số tổ chức tham gia BHTG theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN, giám sát từ xa đối với 100% tổ chức tham gia BHTG. Khi phát hiện các vấn đề sai sót, tồn tại cũng như các rủi ro, yếu kém, BHTGVN phát hiện sẽ báo cáo NHNN để chấn chỉnh, xử lý. BHTGVN cũng thực hiện tuyên truyền chính sách pháp luật về BHTG nhằm nâng cao niềm tin công chúng, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD.
Luật Các TCTD sửa đổi (2017) cũng như Đề án 1058 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” đã trao thêm cho BHTGVN những chức năng, hiệm vụ mới. Những chức năng, nhiệm vụ này chủ yếu tập trung vào mục tiêu hỗ trợ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể phục hồi, trở lại hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, BHTGVN cũng trực tiếp tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu QTDND như: tham gia Ban kiểm soát đặc biệt đối với QTDND, tham gia ý kiến đối với phương án phục hồi QTDND được kiểm soát đặc biệt. Đây là những trách nhiệm mới, nhưng cũng là những công cụ để BHTGVN tham gia vào quá trình tái cơ cấu các TCTD một cách chủ động, hiệu quả, qua đó đảm bảo an toàn tiền gửi của người gửi tiền.
Với sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng và đóng góp của BHTGVN, từ năm 2015 cho tới nay chưa xảy ra đổ vỡ, phá sản tổ chức tham gia BHTG. Hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn, không có rủi ro lớn mang tính hệ thống. Do đó, quyền lợi của người gửi tiền hoàn toàn được đảm bảo.
Trong thời gian tới, ngoài việc triển khai hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ được giao, BHTGVN cần tham gia giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng về các sản phẩm, dịch vụ tài chính nói chung và của người gửi tiền đối với hoạt động ngân hàng nói riêng để hỗ trợ người tiêu dùng tài chính trong việc sử dụng dịch vụ một cách sáng suốt, duy trì kỷ luật thị trường.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
