agribank-vietnam-airlines

Tín dụng chính sách là trụ cột quan trọng trong chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững

Hà Thành
Hà Thành  - 
Ngày 1/4/2022, đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) đã có buổi thăm và làm việc với Ban đại diện HĐQT NHCSXH tại Thanh Hóa.
aa
tin dung chinh sach la tru cot quan trong trong chuong trinh muc tieu giam ngheo ben vung Ngân hàng cam kết tài trợ hơn 21 nghìn tỷ đồng cho các dự án kinh tế trọng điểm tỉnh Thanh Hóa
tin dung chinh sach la tru cot quan trong trong chuong trinh muc tieu giam ngheo ben vung Ngành Ngân hàng đồng hành phát triển kinh tế Thanh Hóa

Cùng dự buổi làm việc có đồng chí Đào Minh Tú, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Thành viên HĐQT NHCSXH…

Về phía tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Thanh Hóa cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

tin dung chinh sach la tru cot quan trong trong chuong trinh muc tieu giam ngheo ben vung
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: Trong những năm qua, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, hoạt động tín dụng chính sách xã hội triển khai qua NHCSXH đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh - xã hội; được đánh giá là điểm sáng trong hệ thống chính sách giảm nghèo, là giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Trong các chính sách, chương trình hỗ trợ hồi phục kinh tế tới đây, NHCSXH cũng sẽ tham gia nhiều hoạt động hết sức quan trọng.

Tại buổi làm việc, đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các huyện Ngọc Lặc, Như Xuân, đại diện Tỉnh đoàn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hóa đã báo cáo về tình hình hoạt động trên địa bàn. Phát biểu tại Hội nghị, ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc NHCSXH một lần nữa khẳng định tính ưu việt, sáng tạo của mô hình NHCSXH. Đây cũng là mô hình rất đặc thù, đặc biệt, riêng có của Việt Nam, đã phát huy được vai trò rất quan trọng và hiệu quả đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là mục tiêu giảm nghèo, điển hình là tại Thanh Hóa.

Từ thực tiễn và kết quả triển khai các chương trình tín dụng chính sách tại địa phương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh: Tín dụng chính sách, mà nòng cốt là các hoạt động cho vay vốn tại NHCSXH, là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với thực tiễn.

“Tín dụng chính sách là trụ cột quan trọng trong chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần giải quyết một số vấn đề thiết yếu của cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách, hạn chế tín dụng đen, tạo nguồn lực cho các địa phương trong tỉnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, ông Nguyễn Văn Thi nhìn nhận.

Kết luận Hội nghị, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đánh giá cao những kết quả đã đạt được của hoạt động tín dụng chính sách tại Thanh Hóa. Theo đó, tổng nguồn vốn tín dụng tại NHCSXH tỉnh đến 31/3/2022 đạt khoảng 11.182 tỷ đồng, tăng 350 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tỉnh Thanh Hoá đã luôn quan tâm ủy thác từ ngân sách địa phương để tăng nguồn vốn cho vay của Chi nhánh, đạt 406 tỷ đồng, tăng 54,6 tỷ đồng so với đầu năm (chiếm 3,6% tổng nguồn vốn). Tổng dư nợ các chương trình tín dụng của chi nhánh đứng thứ 2 toàn quốc về quy mô (đạt 11.135 tỷ đồng, tăng 3,1%) với khoảng 245 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ, chiếm khoảng 24,5% tổng số hộ dân trong tỉnh.

Một số chương trình tín dụng có kết quả dư nợ nổi bật như: Cho vay hộ nghèo đạt 1.091 tỷ đồng, với trên 22 nghìn hộ nghèo còn dư nợ; cho vay hộ cận nghèo đạt 3.037 tỷ đồng, với trên 55 nghìn khách hàng còn dư nợ; cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 2.243,9 tỷ đồng, với trên 40 nghìn khách hàng còn dư nợ; cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đạt 6,2 tỷ đồng, với 10 khách hàng còn dư nợ.

Chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,11%. Hoạt động tín dụng chính sách xã hội được triển khai thông qua 559 điểm giao dịch xã, với 6.660 tổ tiết kiệm và vay vốn đã góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn và đảm bảo an sinh - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thay mặt Ban lãnh đạo NHNN, HĐQT NHCSXH, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cảm ơn lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt cho NHCSXH Chi nhánh tỉnh trong suốt quá trình hoạt động đồng thời biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực và những thành tích của Chi nhánh trong triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần to lớn vào thành công chung của tín dụng chính sách trên phạm vi cả nước.

Để tiếp tục duy trì kết quả đã đạt được, phát huy hơn nữa hiệu quả của tín dụng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, Thống đốc đề nghị Ban đại diện HĐQT NHCSXH tại Thanh Hóa tiếp tục bám sát các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong báo cáo, tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, tồn tại, nâng cao hơn nữa năng lực và hiệu quả hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ được giao, đồng thời chú trọng vào một số giải pháp trọng tâm. Đó là Ban đại diện HĐQT tiếp tục tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, thực hiện hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch hành động số 23-KH/TU ngày 30/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 15/10/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục dành sự quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, nhân lực, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH tại địa phương; Chỉ đạo các sở, ngành liên quan tổ chức điều tra, rà soát, bổ sung và xác nhận đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách kịp thời, làm cơ sở để NHCSXH tỉnh thực hiện cho vay, đặc biệt là rà soát nhu cầu vốn tín dụng chính sách thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, xác nhận đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 mà NHNN vừa trình Chính phủ để ban hành.

tin dung chinh sach la tru cot quan trong trong chuong trinh muc tieu giam ngheo ben vung
Các đại biểu tham dự hội nghị

Thống đốc yêu cầu Ban đại diện chủ động nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai kịp thời, có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 02 năm giai đoạn 2022-2023 ngay sau khi có các văn bản hướng dẫn của Trung ương; Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, kịp thời chuyển tải vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu của người nghèo, các đối tượng chính sách; Xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức Tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh, trong đó đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện cơ chế chính sách đối với tín dụng chính sách xã hội.

Thống đốc đề nghị các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội; Tiếp tục thực hiện tốt chức năng giám sát cộng đồng, phản biện xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; Làm tốt công tác nhận ủy thác của NHCSXH; Tiếp tục triển khai, mở rộng cuộc vận động vì người nghèo nhằm bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội; Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội; Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Chỉ đạo tổ chức, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

NHCSXH tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất lượng công tác quản lý và xử lý nợ, đảm bảo việc xử lý nợ đúng đối tượng, công bằng, khách quan; Theo dõi, nắm bắt tình hình thiên tai xảy ra ở địa phương, những thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để kịp thời hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh.

Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế đối với tín dụng chính sách, đề nghị Ban điều hành NHCSXH tiếp tục rà soát, chủ động làm việc với các bộ, ngành và cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện cơ chế về tín dụng chính sách xã hội để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt làm cơ sở cho việc hướng dẫn các chi nhánh tổ chức thực hiện.

Thống đốc đề nghị Ban đại diện HĐQT NHCSXH, trên cơ sở các nhiệm vụ trên, tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả để phấn đấu đạt được mục tiêu, kết quả đề ra.

Đối với các đề xuất, kiến nghị, Thống đốc ghi nhận và sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các bộ, ngành liên quan để nghiên cứu, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sau khi kết thúc đợt công tác. Trong đó, kiến nghị về công tác truyền thông là rất xác đáng.

Thời gian qua, NHNN đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai rất hiệu quả các chương trình giáo dục tài chính như: "Tiền khéo, tiền khôn", "Tay hòm chìa khóa"… để giúp người dân hiểu rõ hơn về các chính sách của Ngành. Do vậy, NHCSXH cần làm tốt hơn nữa công tác truyền thông.

Đối với kiến nghị của tỉnh, Thống đốc cho biết hiện nay, NHNN đã có tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đối với các nhiệm vụ khác tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, NHNN đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành văn bản hướng dẫn để các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện.

Với tinh thần chỉ đạo sát sao, quyết liệt của UBND, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Thống đốc tin tưởng rằng hoạt động tín dụng chính sách xã hội nói chung và tại địa phương sẽ ngày càng phát triển, đóng góp tích cực và hiệu quả hơn vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh - xã hội của tỉnh.

Hà Thành

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Bảo hiểm nông nghiệp –  "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm Agribank (ABIC) đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh là nội dung mà ABIC đã tham gia Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều ngày 9/4/2025. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn, mà còn là nơi khơi nguồn cho những mô hình thử nghiệm thực tiễn – nhằm tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp bền vững.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4

[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4

Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 10-16/4/2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data