agribank-vietnam-airlines
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Nguyễn Đức Hải:

Tín dụng chính sách góp phần tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững

Dương Công Chiến
Dương Công Chiến  - 
Phát biểu tham luận tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023 Chuyên đề 2 với chủ đề: “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, ông Nguyễn Đức Hải, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, cho biết một yếu tố góp phần quan trọng tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững là tín dụng chính sách xã hội...
aa
Tín dụng chính sách góp phần tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững
Ông Nguyễn Đức Hải tham luận tại Diễn đàn

Để không ai bị bỏ lại phía sau

Ông Nguyễn Đức Hải cho biết phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững, bảo đảm công bằng và an sinh xã hội, chăm lo các đối tượng yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả là việc hình thành kênh tín dụng dành riêng cho người nghèo và các đối tượng yếu thế trong xã hội, do Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức triển khai thực hiện.

Sau hơn 20 năm hoạt động và đặc biệt là sau 9 năm thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, với sự quyết tâm cao của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc kịp thời của cả hệ thống chính trị, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã triển khai tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng đạt 325.221 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 306.574 tỷ đồng, tăng 297.947 tỷ đồng, gấp 35,5 lần so với thời điểm đi vào hoạt động. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt 20,9% và hiện nay trên cả nước đang có 6,6 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang có quan hệ vay vốn với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Chất lượng tín dụng được duy trì ổn định, đảm bảo mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn cho Nhà nước. Hiện nay, nợ quá hạn khoảng 571 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,19%.

“Các chương trình tín dụng được thiết kế đồng bộ, hỗ trợ đa chiều, giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu trong cuộc sống của người nghèo và các đối tượng chính sách. Trong hơn 20 năm qua, nguồn vốn tín dụng đã hỗ trợ 44.407.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, hỗ trợ hơn 6,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho 6,4 triệu lao động, trong đó 140.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hỗ trợ gần 3,9 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn đi học, xây dựng hơn 18 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường khu vực nông thôn, xây dựng hơn 729.000 căn nhà cho người nghèo và đối tượng chính sách khác, giải ngân cho 3.807 lượt doanh nghiệp với số tiền 4.829 tỷ đồng để trả lương cho 1,2 triệu lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID. Đặc biệt, trong các chương trình tín dụng chính sách thực hiện Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, tín dụng chính sách xã hội đã giải ngân 20.589 tỷ đồng với trên 360.000 lượt khách hàng được vay vốn”, ông Nguyễn Đức Hải thông tin thêm.

Tín dụng chính sách góp phần tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tham dự Diễn đàn

Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, ông Nguyễn Đức Hải cho biết: Thứ nhất, tín dụng chính sách xã hội được đánh giá là một điểm sáng, là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam. Trong đó, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương là yếu tố quyết định cho việc thực hiện thành công tín dụng chính sách xã hội. Và với Ngân hàng Chính sách xã hội, đó là sự nhất quán, phương châm hành động thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ và “nơi nào có người nghèo và đối tượng chính sách, nơi đó có Ngân hàng Chính sách xã hội”.

Kết quả này cũng đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao với một số kết quả nổi bật là: Thứ nhất, tín dụng chính sách xã hội đã góp phần mang lại sinh kế, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi, giúp đảm bảo an sinh trật tự an toàn xã hội, thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia, đồng thời trở thành cấu phần bổ trợ quan trọng, tất yếu góp phần thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Thứ hai, xây dựng thành công mô hình tổ chức đặc thù, hiệu quả, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm quốc tế phù hợp với cấu trúc hệ thống chính trị và điều kiện thực tiễn đất nước, phát huy sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý nhà nước đối với tín dụng, chính sách xã hội. Đã xây dựng và tổ chức thực hiện thành công phương thức quản lý tín dụng, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng tham gia triển khai giải pháp sáng tạo, hiệu quả, đó là ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình tín dụng thông qua 4 tổ chức chính trị xã hội, phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội thiết lập hơn 168.000 tổ tiết kiệm vay vốn ở các thôn âm ẩn nàng trên cả nước.

Thứ ba là tổ chức giao dịch tại 10.435 điểm, giao dịch trên địa bàn cả nước, đảm bảo dân chủ, công khai với cách thức giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã. Thứ tư, được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã tập trung huy động được nguồn vốn lớn, đa dạng, có sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, đáp ứng kịp thời và ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác…

Ưu tiên nguồn vốn, triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách

Cũng theo vị đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội, với những kết quả đạt được trong thời gian qua đã khẳng định chủ trương của Đảng, giải pháp của Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội là đúng đắn, sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, mang tính đột phá, phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp Nhân dân có thu nhập thấp, được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Tín dụng chính sách góp phần tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững
Quang cảnh Diễn đàn

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng chính sách xã hội còn có một số những khó khăn. Nguồn vốn để thực hiện tín dụng Chính sách xã hội còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo và đối tượng ng chính sách. Nguồn vốn tuy đa dạng nhưng chưa thực sự hợp lý và đảm bảo bền vững.

Để giải quyết triệt để những khó khăn này, Ngân hàng Chính sách xã hội kiến nghị, đề xuất các bộ, ngành Trung ương, các địa phương tiếp tục xem xét, giải quyết hợp lý, kịp thời một số nội dung cụ thể.

Thứ nhất, đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, ưu tiên tập trung bố trí nguồn vốn, tạo nguồn lực đủ lớn để Ngân hàng Chính sách xã hội phát huy vai trò là ngân hàng chủ lực trong triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

Thứ hai, các cấp ủy Đảng, các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 40 và Kết luận 06 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Thứ ba, các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến tín dụng chính sách xã hội; Cải thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng, chính sách đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Về phía Ngân hàng Chính sách xã hội, ông Nguyễn Đức Hải cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì và triển khai thực hiện mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội hiệu lực, hiệu quả chủ động thực hiện huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, hiện đại hóa hoạt động ngân hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng sẽ phát triển các sản phẩm, dịch vụ theo hướng hiện đại, tiện ích, dễ sử dụng, phù hợp với nhu cầu khách hàng là người có thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã; nâng cao năng lực quản trị, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò là nhà cung cấp tài chính vi mô lớn nhất Việt Nam và Châu Á, là chỗ dựa tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Dương Công Chiến

Tin liên quan

Tin khác

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Ngày 10/4/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức cuộc họp triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc cho vay đối với các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.
Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Ngành Ngân hàng thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực

Từ ngày 21 – 25/3/2025, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với các NHNN chi nhánh, hệ thống TCTD tại khu vực 13 (Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh) và khu vực 14 (TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bạc Liêu). Đây là các khu vực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long,.
Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

Ngân hàng sẵn sàng đẩy mạnh cho vay theo chuỗi

Việc ngân hàng cho vay theo chuỗi mà không yêu cầu tài sản đảm bảo có thể mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia chuỗi, doanh nghiệp, nền kinh tế và cả ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thành công của mô hình này, theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ của các thành phần trong chuỗi.
NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

NHNN sẽ nghiên cứu thêm những giải pháp mạnh hơn đưa vốn vào kinh tế tư nhân

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Đẩy mạnh tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên

Ngày 20/3/2025, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập NHNN chi nhánh Khu vực 11 và hội nghị với chủ đề “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 11”. Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Trương Công Thái đồng chủ trì hội nghị.
Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Agribank sẽ tập trung đưa tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược

Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, việc các ngân hàng, đặc biệt là Agribank, chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhan dịp tại hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 10” do NHNN tổ chức tại Khánh Hòa, phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc trao đổi với ông Vương Hồng Lĩnh, Phó Tổng Giám đốc Agribank để bạn đọc hiểu hơn về những kế hoạch của Agribank trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững năm 2025 và những năm tiếp theo.
Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Lợi kép từ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Trong khi thị trường lúa gạo khá trầm lắng, thì tại các vựa lúa của người dân, hợp tác xã trồng theo Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp ở ĐBSCL, không khí thu hoạch vụ Đông Xuân vẫn rất rộn ràng. Nông dân phấn khởi khi lúa chín tới đâu, công ty thu hoạch hết tới đó, giá lúa lại ổn định, thu nhập cao hơn so với lúa trồng thông thường.
LPBank “kích hoạt” gói vay 8.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

LPBank “kích hoạt” gói vay 8.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

Gói vay 8.000 tỷ đồng có lãi suất ưu đãi chỉ từ 4,8%/năm, quy trình tinh gọn, thủ tục nhanh chóng là những điểm cộng trong chính sách của Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) dành cho Khách hàng Doanh nghiệp ngay từ những tháng đầu năm 2025.
“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

“Doanh nghiệp dân tộc” - Động lực đóng góp phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới

Hơn 3 thập kỷ mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đều có dấu ấn đậm nét của khối kinh tế tư nhân từng thời kỳ. Hiện nay, để nền kinh tế tăng tốc, bứt phá, doanh nghiệp tư nhân càng đóng vai trò quan trọng, thậm chí là động lực chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Công bố Quyết định, ra mắt NHNN Khu vực 9 và Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng

Sáng ngày 12/3/2025, tại TP. Đà Nẵng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập NHNN Khu vực 9 và Hội nghị "Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 9". Sự kiện có sự tham dự của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, các đại biểu lãnh đạo UBND, HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội, các sở, ngành liên quan. Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hiệp hội Doanh nghiệp và lãnh đạo các NHTM, Ngân hàng Chính sách xã hội và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam cũng tham dự.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data