Tìm lời giải “bảo hiểm cho mọi người”
Bên cạnh sự góp mặt của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) và Hiệp hội Định phí Hoa Kỳ (SOA), VAC 2022 quy tụ đông đảo cộng đồng các chuyên gia định phí bảo hiểm (Actuary) trên toàn thị trường với hơn 300 chuyên gia định phí đến từ 18 công ty bảo hiểm nhân thọ trong nước và nhiều đơn vị tái bảo hiểm quốc tế như RGA, Swiss Re, Gen Re, Pacific Life Re…
Với chủ đề Bảo hiểm cho mọi người (Insurance for Everyone), VAC 2022 không chỉ cập nhật các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực bảo hiểm mà còn thảo luận loạt giải pháp nhằm gia tăng phạm vi tiếp cận bảo hiểm cho tất cả khách hàng.
Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến hết năm 2021, Việt Nam mới chỉ có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ - thấp hơn nhiều so với Malaysia (50%), Singapore (80%) hay Mỹ (90%). Mức độ thâm nhập chỉ chiếm 2% GDP năm 2020. Do đó, mang bảo hiểm dễ tiếp cận đến với tất cả mọi người đã được lựa chọn làm chủ đề của hội nghị VAC năm nay.
Ông Wayne Besant – CEO AIA Việt Nam cho biết: “AIA Việt Nam tự hào được đóng góp vào sự hình thành của cộng đồng định phí nói riêng và sự phát triển của ngành bảo hiểm nhân thọ trong nước nói chung. Giữa thời điểm bảo hiểm phát triển mạnh mẽ cả về quy mô hệ thống doanh nghiệp, danh mục sản phẩm đa dạng và phạm vi tiếp cận phổ biến nhờ công nghệ như hiện nay, mục tiêu của ngành bảo hiểm không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ phần ít dân số. Thay vào đó, mục tiêu tiếp cận gần hơn đến cuộc sống của mọi người dân đã trở thành định hướng phát triển của toàn ngành, tác động đến đặc tính sản phẩm của từng doanh nghiệp”.
Để đạt được điều này, ông Lê Thành Nam – Phó Tổng giám đốc Tài chính AIA Việt Nam nhấn mạnh vai trò của những người làm định phí: “Để không ai bị bỏ lại phía sau, các chuyên gia định phí sẽ phải làm việc cật lực hơn để tạo ra nhiều dòng sản phẩm bảo hiểm sáng tạo đáp ứng từng nhu cầu cuộc sống và phù hợp với từng nhóm khách hàng, cân bằng quyền lợi giữa khách hàng và công ty.” Trong đó, các sản phẩm và quyền lợi liên quan đến tai nạn thương tật luôn thường trực, bệnh hiểm nghèo đang gia tăng, chi phí y tế ngày càng cao… sẽ được ngành quan tâm và chú trọng hơn cả”.
![]() |
Ông Lê Thành Nam - Phó Tổng Giám đốc Tài chính AIA Việt Nam, ông Nguyễn Quang Duy - Giám đốc Định phí AIA Việt Nam và các chuyên gia tại Hội nghị VAC 2022 |
Trong khuôn khổ nội dung chương trình, VAC 2022 đi sâu vào khai thác chủ đề năm nay với 4 bài tham luận đến từ các đơn vị tái bảo hiểm quốc tế hàng đầu và một phiên tọa đàm đi tìm lời giải cho chủ đề của hội nghị, cụ thể chủ đề “Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cho mọi người” do ông Samuel Lim – Giám đốc Phân tích bệnh hiểm nghèo của Gen Re; “Khai thác sức mạnh số hóa, thu hẹp khoảng cách bảo hiểm” được chia sẻ bởi bà Elysia – Giám đốc Đổi mới sáng tạo và bà Aditi – Giám đốc Khách hàng tại Swiss Re; chủ đề “Xu hướng ung thư tuyến giáp và bài học từ châu Á” do Ông Dhiraj P.Goud – Giám đốc Thẩm định bảo hiểm Châu Á và bà XiangTing – Giám đốc Định giá bảo hiểm nhân thọ khu vực ASEAN của RGA Reinsurance chia sẻ; và cuối cùng chủ đề “Định hình tương lai số hóa và công nghệ để đón đầu thành công” trình bày bởi ông David Wright - Phó Chủ tịch Phát triển kinh doanh ASEAN và ông Pratap Chawla - Giám đốc Phát triển Kinh doanh APAC của Pacific Life Re.
Các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng sẽ tham gia Phiên toạ đàm “Bảo hiểm cho Mọi người”, được điều phối bởi ông Nguyễn Quang Duy – Giám đốc Định phí AIA Việt Nam.
Nội dung Phiên tọa đàm xoay quanh những giải pháp bảo hiểm hiện đại phù hợp với nhu cầu của mọi người thời kỳ hậu Covid-19 và lạm phát tăng cao, những cách thức đưa bảo hiểm thâm nhập sâu rộng vào cuộc sống và dễ dàng tiếp cận hơn, đồng thời Phiên tọa đàm cũng tạo cơ hội để các định phí viên giao lưu và phát triển cơ hội nghề nghiệp.
Thông qua Phiên toạ đàm, AIA Việt Nam cũng chia sẻ những nỗ lực đáng ghi nhận trong những năm qua để đưa bảo hiểm đến mọi người với mục tiêu giúp cộng đồng “Sống khỏe hơn, lâu hơn, hạnh phúc hơn”.
Cụ thể, 2 năm qua, AIA Việt Nam đã liên tục cải tiến các sản phẩm và dịch vụ với nhiều quyền lợi đặc biệt đầu tiên trên thị trường, chẳng hạn như “Khỏe trọn vẹn” dự phòng ung thư mọi giai đoạn và 68 bệnh hiểm nghèo, “Chăm sóc sức khỏe 2.0” tối ưu quyền lợi điều trị ung thư, “Trọn vẹn cân bằng” và “Bước đến tương lai” cùng kế hoạch bảo vệ còn gia tăng tài sản từ đầu tư dài hạn, dịch vụ “Song hành y tế” kết nối với hơn 4.000 bác sĩ thế giới… Vượt qua các rào cản trong đại dịch, AIA Việt Nam không chỉ đẩy mạnh giao thức tư vấn không tiếp xúc bằng công nghệ 4.0 với khách hàng, mà còn hợp tác với Tiki đưa các sản phẩm bảo hiểm tai nạn, chi phí y tế lên sàn giao dịch điện tử với mức phí bảo hiểm thấp chỉ từ vài trăm ngàn đồng/năm.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
