Tìm giải pháp giảm ô nhiễm cho TP.Hồ Chí Minh
![]() | Cần mở ra thị trường cho rác thải nhựa |
![]() | TP.HCM: “Giải cứu” kênh rạch ô nhiễm |
![]() | Bất động sản chung tay phòng chống ô nhiễm không khí |
Trong thời gian qua, tại TP.HCM xuất hiện tình trạng mù sương kéo dài nhưng ngành TN-MT TP.HCM chưa hề thông tin chính thống về tình hình ô nhiễm ở TP.HCM. Bên cạnh đó, dù thành phố đã triển khai nhiều giải pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường như vận động người dân không xả rác, tuy nhiên việc giám sát, xử phạt chưa được thực hiện nghiêm nên tình trạng xả rác ra nơi công cộng vẫn diễn ra khắp nơi.
Dù TP.HCM định hướng sẽ chuyển sang đốt rác phát điện, thậm chí đặt kế hoạch đến năm 2020 xử lý biến rác thành điện được 50% lượng rác thải của toàn thành phố (9.000 tấn rác/ngày). Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn về chuyện khí thải từ đốt rác, nếu xử lý không khéo thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và môi trường. Như vậy, vấn đề sẽ là việc kiểm soát quá trình thi công xây dựng và vận hành, đảm bảo đúng chuẩn, không gây ô nhiễm môi trường. Không những thế, còn có nhiều lo ngại rằng hiện nay, TP.HCM chỉ có 4 trạm quan trắc ô nhiễm không khí, không đảm bảo ghi nhận, phản ánh chính xác thực trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn.
![]() |
Ô nhiễm tại TP. HCM đã tới mức đáng báo động |
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TP.HCM khẳng định, vấn đề môi trường cần được nhận diện và đánh giá chính xác. Trên địa bàn TP.HCM có 327 trạm quan trắc thủ công và 6 trạm quan trắc tự động chất lượng không khí, đất, nước, lún để đưa ra các thông số về môi trường. Các thông tin này sẽ được đưa lên 48 bảng thông tin giao thông và website của sở để người dân biết, giám sát và có ý kiến phản ánh. Vấn đề là số lượng trạm quan trắc tự động hiện nay còn ít nên thời gian công bố chưa kịp thời, đầy đủ. Do đó, sắp tới thành phố sẽ bổ sung thêm thời gian quan trắc liên tục, đảm bảo yêu cầu.
Đối với thông tin về chất lượng không khí thời gian qua, ông Thắng cho biết, vừa qua TP.HCM có hiện tượng mù quang hóa bởi ô nhiễm từ giao thông, công nghiệp, xây dựng. Điều này còn tạo nên bụi mịn có kích thước khác nhau. Sở TN-MT đã đưa ra thông tin, cảnh báo và phối hợp với các ngành để thực hiện giải pháp. Cụ thể, với nguyên nhân ô nhiễm từ hoạt động giao thông, ngành TN-MT phối hợp với Sở Giao thông-Vận tải kiểm soát khí thải từ 800.000 phương tiện ô tô. Điều quan trọng nữa là TP.HCM phải có giải pháp kiểm soát ô nhiễm từ 8 triệu xe gắn máy trên địa bàn.
Hiện tại, TP.HCM đã khởi công xây dựng 2 nhà máy đốt rác phát điện, công suất xử lý 2.000 tấn rác/ngày/nhà máy và chuẩn bị khởi công nhà máy đốt rác thứ ba. Việc đốt rác được thực hiện trong môi trường kín, với nhiệt độ cao nên không phát sinh khí thải gây ô nhiễm. Quy trình xem xét, thẩm định công nghệ các dự án đốt rác phát điện được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Trong quá trình vận hành, các cơ quan chức năng cũng tổ chức giám sát, theo dõi chặt chẽ để đảm bảo không phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Bởi, nếu không kiểm soát tốt, khói thải từ các nhà máy đốt rác phát điện này có thể gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân.
Đối với vấn đề xử lý hành vi xả rác gây mất mỹ quan đô thị, theo lãnh đạo Sở TN-MT TP.HCM, việc sử dụng hình ảnh từ camera để làm bằng chứng xử phạt hành vi xả rác bừa bãi thì lại rất khó khăn, bởi camera không đáp ứng được chuẩn yêu cầu kỹ thuật và chưa kiểm định. Toàn TP.HCM hiện chỉ có khoảng 800 camera đủ chuẩn để sử dụng vào việc này.
“Theo Nghị định 155, với các hành vi xả rác bừa bãi, mức phạt thấp nhất là 500.000 đồng, cao nhất là 7 triệu đồng/hành vi vi phạm, mức phạt như thế cũng đã khá tương xứng. Tuy nhiên, trong một năm chỉ có 4.000 trường hợp bị xử phạt, trong đó 3.000 trường hợp là nhắc nhở, mà nguyên nhân là do lực lượng xử phạt còn thiếu. Hiện sở tiến hành phân cấp trách nhiệm cho các địa phương để giải quyết xử phạt hiệu quả và triệt để hơn”, ông Thắng giải thích.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định, TP.HCM là đô thị đặc biệt, đông dân nhất cả nước với 9 triệu người, nếu tính cả số người đang sinh sống, học tập, lao động thực tế tại thành phố thì con số này phải hơn 13 triệu người. Đây là áp lực lớn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực TN-MT. Do khối lượng công việc rất lớn nên việc xử lý không tránh khỏi những sơ suất, gây bức xúc cho người dân. TP.HCM sẽ tiếp tục chú trọng các giải pháp giảm ô nhiễm không khí; thực hiện có hiệu quả hơn nữa cuộc vận động người dân thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch.
“TP.HCM tiếp tục thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và đầu tư đồng bộ hệ thống thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn. Song song với đó, thành phố phấn đấu hoàn thành các nhà máy đốt rác phát điện theo kế hoạch xây dựng và triển khai chương trình xây dựng thành phố xanh, thân thiện môi trường giai đoạn 2020-2025”, ông Phong khẳng định.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
