Tìm giải pháp để tham gia chuỗi giá trị
![]() | Sản xuất theo chuỗi: Ngân hàng đóng vai trò quan trọng |
![]() | Nhân rộng cho vay theo chuỗi |
![]() | Đồng bộ cho vay theo chuỗi |
Dù số DN sản xuất hiệu quả theo chuỗi giá trị mới chỉ đếm trên đầu ngón tay, song nông nghiệp hiện vẫn là ngành tiên phong trong sản xuất theo chuỗi, với tất cả các khâu đều được đánh giá là “thuần Việt”. Vì vậy, khi bàn về giải pháp để tăng cường sự tham gia của DN vào chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh hội nhập mới, tại hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 30/8, nhiều DN sản xuất, chế biến và phân phối nông sản đã được xướng tên.
Tìm “chất kết dính” để tạo chuỗi
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn (IPSARD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tư duy phát triển nông nghiệp hiện nay đã có sự thay đổi lớn. Nếu trọng tâm trước kia là kinh tế hộ gia đình thì nay đã chuyển sang DN. Vì vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh hội nhập, phải làm sao thúc đẩy DN tiên phong sản xuất theo chuỗi và kéo theo sự tham gia của người nông dân.
![]() |
Để "nắm đằng chuôi", DN phải chủ động trong các giải pháp tài chính |
Đó là lý do vì sao vừa qua Chính phủ đã có nhiều chính sách để kiến tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, hỗ trợ tiếp cận tín dụng, đào tạo nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, đẩy mạnh cơ giới hoá…
Tuy nhiên nhìn lại đến nay, mặc dù có tín hiệu tích cực nhưng số DN trong ngành nông nghiệp vẫn còn rất khiêm tốn. Số lượng DN làm trong ngành này mới vào khoảng 3.500-3.800 DN, chiếm 1% trong số các DN đang hoạt động. Nếu cộng thêm DN chế biến nông sản, cung cấp đầu vào (phân bón, con giống…), thì có tất cả 8.000-9.000 DN, chiếm dưới 3% vẫn là con số vô cùng khiêm tốn. Điều này cho thấy DN vẫn rất lúng túng trong liên kết với nông dân, khiến mối quan hệ này vô cùng lỏng lẻo.
Ông Tuấn lưu ý, khi DN sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp, có 3 việc cần thực hiện được. Thứ nhất, DN phải chứng minh rằng mình có thể làm nổi trội hơn so với cách làm mua bán trao tay truyền thống, thể hiện ở việc DN có thị trường và hiểu thị trường tốt hơn nông dân. Thứ hai, DN phải có công nghệ vượt trội hơn từ đầu vào cho đến chế biến, bảo quản… Thứ ba, phải đảm bảo chi phí giao dịch trong chuỗi thấp hơn bình thường khi nông dân giao dịch trực tiếp với thương lái.
Để “mua” được lòng tin và kéo nông dân vào chuỗi, ông Tuấn khuyến cáo “giá cả giao dịch phải linh hoạt theo thị trường, còn nếu cứ đòi cố định giá thì rất khó”. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề giá, theo ông Tuấn là phải đầu tư vào công nghệ.
Đơn cử như Vinamit khi hợp tác với nông dân đã cung cấp vốn, giống, hướng dẫn cách trồng… song vẫn quy định giá thu mua sản phẩm linh hoạt theo thị trường. Cách kiểm soát giá của DN này là đầu tư công nghệ, sẵn sàng thu mua cả mít loại 2, loại 3 để chế biến các sản phẩm khác nhau, trong khi bình thường nông dân chỉ tự bán được mít loại 1 ra thị trường.
Tuy nhiên, giải pháp công nghệ chỉ là một phần, ông Tuấn cho rằng, DN cũng phải liên kết với các hợp tác xã, các DN thương mại khác… để kiểm soát đầu ra hiệu quả hơn.
Có giải pháp tài chính để “nắm đằng chuôi”
Ông Quyền Anh Ngọc, Phó trưởng phòng WTO, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương đánh giá, để tăng cường kết nối trong chuỗi giá trị sản xuất thì việc tìm kiếm các giải pháp tài chính là điều không thể thiếu. Ông lý giải, hầu hết DN Việt Nam hiện vẫn có quy mô nhỏ và vừa, năng lực tài chính còn hạn chế. Do đó, trong cuộc hợp tác giữa các bên, nếu DN nào nắm được dòng tiền, đưa ra được giải pháp tài chính tối ưu, thì DN đó sẽ “nắm đằng chuôi”.
Hiểu được xu thế này, thời gian vừa qua, nhiều NHTM đã tiên phong trong việc xây dựng các giải pháp tài chính cho DN muốn tham gia vào chuỗi giá trị. Lãnh đạo một NHTM chia sẻ, sản xuất theo chuỗi là xu thế phổ biến trên thế giới và chắc chắn thời gian tới sẽ còn phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Do đó, NH xác định đây là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng và sẽ mang lại lợi nhuận lớn.
Tuy nhiên, vấn đề của DNNVV muốn tham gia vào chuỗi hiện nay là do có năng lực hạn chế nên khó tiếp cận vốn vay NH. Theo đó, các DN này không đủ tài sản đảm bảo; thiếu kinh nghiệm, kiến thức; các nguồn tài chính không đảm bảo; quá tập trung vào tăng trưởng/lợi nhuận mà không kiểm soát dòng tiền; báo cáo tài chính không minh bạch, đầy đủ… Vì vậy, để có thể tiếp cận vốn vay NH, vị này khuyến nghị DNNVV có thể thông qua một DN lớn có hợp tác với NH.
Bà Nguyễn Thị Hải Thanh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) chia sẻ kinh nghiệm thực tế: DN đã xây dựng được chuỗi nhờ sự trợ lực từ phía NH.
Theo đó, Hapro hiện có nguồn cung hàng hoá từ rất nhiều DNNVV khác nhau. Các DN này phần lớn đều gặp khó khăn về tài chính, song Hapro với sự hỗ trợ của NH đã đưa ra giải pháp cho các nhà cung cấp. Nếu DN bán hàng cho Hapro và là đối tác tin cậy thì NH sẵn sàng cho vay tín chấp với thủ tục nhanh gọn, thông qua giải pháp kiểm soát dòng tiền để đảm bảo an toàn đồng vốn.
Như vậy, NH đã trở thành “chất kết dính” cho mối quan hệ hợp tác này. DN lớn có đối tác để cung ứng sản phẩm, DN nhỏ có nguồn vốn và có đầu ra, còn NH có chỗ đầu tư để nguồn vốn sinh sôi hiệu quả.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
