agribank-vietnam-airlines

Tìm giải pháp để bảo hiểm trở thành “tấm lá chắn” trước rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nguyễn Vũ
Nguyễn Vũ  - 
Là mong muốn của các đại biểu tại Tọa đàm "Bảo hiểm – Giải pháp phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 17/10, tại Hà Nội.
aa
Bảo hiểm: "Cứu cánh" cho người dân, doanh nghiệp sau thiên tai Bảo hiểm tiếp thêm sức mạnh cho người ở lại Bảo hiểm tiếp sức doanh nghiệp hồi sinh sau bão

Hỗ trợ kịp thời, giảm thiểu tổn thất cho khách hàng

Phát biểu tại tọa đàm, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền nêu rõ, bảo hiểm từ lâu đã được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro và là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của các nền kinh tế hiện đại. Thông qua bảo hiểm, các cá nhân và tổ chức có thể giảm thiểu những rủi ro liên quan đến các yếu tố bất ngờ như thiên tai, tai nạn, bệnh tật, cháy nổ, hay thậm chí là các biến động về tài chính. Trong một thế giới ngày càng phức tạp và đầy rủi ro, bảo hiểm trở thành một tấm lá chắn giúp bảo vệ các bên tham gia khỏi những tổn thất không mong muốn.

Tìm giải pháp để bảo hiểm trở thành “tấm lá chắn” trước rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Quang cảnh buổi toạ đàm

Cơn bão Yagi vừa diễn ra đã để lại thiệt hại nặng nề về người, tài sản đối với nước ta đã minh chứng cho điều này. Theo ông Phạm Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, tính đến 17h ngày 16.10.2024, ước tính thiệt hại lên tới 12.811 tỷ đồng, chủ yếu các bảo hiểm về tài sản kỹ thuật, xe cơ giới chiếm đến 96%. Tính tổng số thiệt hại do bão Yagi mang lại trên 80.000 tỷ đồng. Nếu tính tổng giá trị thiệt hại và giá trị tham gia bảo hiểm rơi vào 17% của thiệt hại. Trước những thiệt hại từ cơn bão số 3 gây ra, các doanh nghiệp bảo hiểm đã khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng bị ảnh hưởng, kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đốc Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, riêng đợt bão Yagi và lũ lụt sau bão, Agribank có tổng số trên 28.200 khách hàng vay bị ảnh hưởng, ước tính dư nợ bị ảnh hưởng trên 40.000 tỷ đồng, dư nợ bị thiệt hại dự kiến gần 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên lượng khách hàng tham gia bảo hiểm lại đang ở con số rất khiêm tốn. Nếu tính số tiền đươc bồi thường do có bảo hiểm thì chỉ bảo vệ được 0,65% dư nợ bị thiệt hại của Agribank.

Tại BIC, bà Đoàn Thị Thu Huyền, Phó Tổng Giám đốc cho biết, tổng số tiền mà BIC bồi thường cho khách hàng trong đợt bão lũ số 3 vừa rồi là khoảng 700 tỷ đồng. Thiên tai địch họa xảy ra là điều không mong muốn và ngày càng khó dự báo. Khi tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm, xảy ra rủi ro sẽ được bảo hiểm bồi hoàn đầy đủ và kịp thời, giúp hạn chế tổn thất thấp nhất cho khách hàng.

Tương tự tại Bảo hiểm Vietinbank (VBI), bà Bùi Thị Thanh Xuân, Phó Tổng giám đốc chia sẻ số tiền đơn vị dự kiến bồi thường cho khách hàng bị thiệt hại sau bão lũ số 3 vừa qua lên tới gần 1.000 tỷ trong đó tập trung 4 loại hình chính là: tổn thất thiệt hại tài sản, nhà xưởng, hàng hóa, máy móc; tàu hàng; tổn hại về xe cơ giới.

Tìm giải pháp để bảo hiểm trở thành “tấm lá chắn” trước rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tổng giám đốc Bảo hiểm Agribank chia sẻ số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm lại đang ở con số rất khiêm tốn

Tìm giải pháp thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh

Phát biểu tại tọa đàm, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhấn mạnh, hàng chục nghìn tỷ đồng thiệt hại do bão Yagi, đại dịch Covid-19… nếu doanh nghiệp, người dân không tham gia bảo hiểm, thì chắc chắn sẽ mất trắng. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của bảo hiểm nói chung, bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng trong việc hạn chế tối đa thiệt hại do những rủi ro như cháy nổ, lụt lội, bão hoặc động đất, trộm cắp, tai nạn khi đi du lịch… gây ra.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng, ngành bảo hiểm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi vì số tiền tái đầu tư trở lại để phát triển kinh tế của ngành bảo hiểm của cả bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ của năm 2023 là khoảng 757.000 tỷ đồng. Năm 2023, ngành bảo hiểm Việt Nam nhân thọ đã chi bồi thường là 24.000 tỷ. Bảo hiểm vẫn chi trả bồi thường thiệt hại xảy ra hàng năm. Nếu cộng cả lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, thì số tiền chi trả bồi thường thiệt hại năm 2023 là 84.000 tỷ, con số này không phải là nhỏ. Có thể thấy những đóng góp tích cực của ngành bảo hiểm đối với khách hàng nói riêng, đối với việc bảo đảm an sinh xã hội và với nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của ngành bảo hiểm trong nhận thức của người dân còn rất mờ nhạt, chưa thực sự trở thành tấm lá chắn đúng nghĩa, đúng bản chất của ngành giống như các nước phát triển. Hiện nay, nguồn lực của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ. Tổng vốn của các nghiệp bảo hiểm Việt Nam năm 2023 khoảng 190.000 nghìn tỷ. Theo ông Tuấn, con số này cho thấy sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa được như kỳ vọng và chưa xứng với tiềm năng.

Nhìn ra các nước trên thế giới, có thể thấy tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại Việt Nam còn rất khiêm tốn. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, vừa qua, cơn bão Milton đổ bộ vào Mỹ đã gây tổn thất dự kiến khoảng 170 tỷ USD. Tỷ lệ được bảo hiểm tại Mỹ là rất cao, giá trị được bảo hiểm là 125 tỷ USD. Việt Nam tỷ lệ được bảo hiểm mới chỉ khoảng 17%, trong khi tại Mỹ tỷ lệ được bảo hiểm là 71%. Đưa ra con số so sánh này, ông Tuấn cho rằng, Việt Nam đang nằm trong top thấp của các nước về tỷ lệ bảo hiểm.

Nguyên do dẫn đến thực tế này được các diễn giả chỉ ra do nhiều cá nhân và doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ. Đặc biệt, khủng hoảng niềm tin liên quan đến việc bán bảo hiểm qua ngân hàng gần đây đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm cả bảo hiểm phi nhân thọ.

Với vai trò quan trọng của bảo hiểm trong việc hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính Phạm Văn Đức cho rằng, cần có những giải pháp đột phá nhằm mở rộng phạm vi bảo hiểm, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường niềm tin của khách hàng. Đặc biệt, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nhất là liên quan đến kênh phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng, nhằm góp phần phát triển thị trường bảo hiểm nói chung, bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng nhanh hơn và bền vững hơn. Vừa rồi, Chính phủ có giao Bộ Tài chính về sửa Nghị định 98 năm 2013 về xử phạt vì phạm hành chính. “Chúng tôi sẽ quy định doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có sai phạm trong tư vấn về bảo hiểm sẽ xử phạt hành chính”, ông Đức nói.

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cũng kiến nghị cơ quan chức năng cần có cơ chế xử lý nghiêm minh và kịp thời những đơn vị, những tư vấn viên kinh doanh bảo hiểm thiếu chuẩn mực, để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch. Công ty bảo hiểm làm ăn đoàng hoàng, đúng pháp luật được bảo vệ, khuyến khích phát triển, công ty làm ăn gian dối, mập mờ, tư vấn viên yếu kém thì cần xử lý thích đáng.

Từ góc nhìn của doanh nghiệp bảo hiểm, bà Bùi Thị Thanh Xuân, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Vietinbank (VBI) đề xuất về phí bảo hiểm, đó là khi có tổn thất lớn xảy ra thì năm sau phí bảo hiểm tăng. Theo quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm tăng, giảm 25% phí bảo hiểm. Tuy nhiên, điều này gây nhiều khó khăn cho việc cung cấp dịch vụ của bảo hiểm tới khách hàng. Bởi, quy định được tăng, giảm 25% nhưng hầu như chỉ thấy giảm chứ không thấy tăng. “Do đó, cần phải làm rõ hơn các điều kiện tăng, giảm phí để dễ dàng hơn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện”, bà Xuân đề nghị.

Đồng tình quan điểm này, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, doanh nghiệp bảo hiểm cần nâng cao chất lượng và sự chuyên nghiệp của tư vấn viên – những người trực tiếp tư vấn cho khách hàng. Về phía xã hội và các cơ quan quản lý có ý thức chính trị để cùng doanh nghiệp thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh, thực sự là lá chắn vững chắc cho các tổ chức, cá nhân và rộng ra là nền kinh tế.

Ở góc độ truyền thông, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền cũng chỉ rõ, việc phát triển thị trường bảo hiểm tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, trong đó nhận thức của người dân và doanh nghiệp về bảo hiểm còn chưa cao. Do đó cần nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và lợi ích của bảo hiểm thông qua các chương trình tuyên truyền, các kênh truyền thông. Qua đó có thể giúp người dân hiểu rõ hơn về bảo hiểm và khuyến khích họ tham gia bảo hiểm để bảo vệ bản thân và gia đình trước các rủi ro. Cải thiện hệ thống pháp lý liên quan đến bảo hiểm, đặc biệt là việc điều chỉnh các quy định pháp luật sao cho linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển và cung cấp những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Nguyễn Vũ

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4

[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4

Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 10-16/4/2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data