“Tìm cửa” trước xu thế giảm điểm ngắn hạn vẫn cao
![]() | Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/9 |
![]() | Điểm tựa 980 |
Chốt phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 0,84 điểm, tương đương giảm 0,09% xuống 976,79 điểm; UPCoM-Index giảm 0,66% xuống 56,73 điểm; chỉ có HNX-Index tăng nhẹ 0,02% lên 100,96 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức thấp với giá trị khớp lệnh 3 sàn khoảng 2.500 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại cũng không thực sự tích cực khi họ bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 140 tỷ đồng.
![]() |
Điểm đáng chú ý là phiên giao dịch buổi chiều diễn ra khá ảm đạm khi chỉ số VN-Index có thời điểm tăng khá tốt, vượt 980 điểm nhưng trong những phút cuối phiên bất ngờ đảo chiều giảm điểm. Nhiều Bluechips trong phiên sáng tăng tốt, nhưng kết phiên giảm điểm như: VIC, FPT, MWG, MSN, VCS, PNJ, POW, VNM, MSN… đã ảnh hưởng tiêu cực tới diễn biến thị trường. Ở chiều ngược lại, nhóm khu công nghiệp có phiên hồi phục khá tốt với NTC, SZL, BCM, SIP, BAX… đồng loạt tăng điểm sau khi bị chốt lời mạnh trong những phiên gần đây.
Giao dịch khối ngoại cũng không thực sự tích cực. Trên HoSE, khối ngoại có phiên bán ròng khá mạnh với 4,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 116,3 tỷ đồng. Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 2 liên tiếp với 314 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 7,3 tỷ đồng. Còn trên UPCoM, sau 10 phiên mua ròng liên tiếp, khối ngoại đã quay đầu bán ròng với giá trị 19,23 tỷ đồng.
Bà Đinh Thái Huyền Trang, Công ty Chứng khoán BOS cho biết, các chỉ số chứng khoán chính giao dịch khá lình xình trong bối cảnh tâm lý thận trọng ở mức cao. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm nhiều hơn và MACD Histogram tiếp tục suy giảm cho thấy rủi ro giảm điểm trong ngắn hạn vẫn còn khá cao. Thêm vào đó, động thái bán ròng liên tiếp của khối ngoại trong các phiên gần đây cũng ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trong nước.
“Trường hợp nếu mất vùng hỗ trợ 970-975, thị trường sẽ lùi về vùng hỗ trợ xa hơn ở 960-965. Nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát và giữ tỷ trọng danh mục ở mức thấp. Ngoài ra, các thông tin ước tính kết quả kinh doanh quý III của doanh nghiệp sẽ làm gia tăng sự phân hóa dòng tiền trong các phiên tới. Bên cạnh đó, hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs và kết quả cuộc họp Fed trong tháng 9 cũng là những thông tin được nhà đầu tư quan tâm”, bà Trang khuyến nghị.
Trong khi đó, một số chuyên gia chứng khoán khác cho rằng trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư vẫn có thể khai thác các thông tin và xem xét một số nhóm cổ phiếu triển vọng có nền tảng cơ bản tốt trong lĩnh vực ngân hàng để đầu tư. Công ty
Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, cổ phiếu TCB của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam đang hình thành xu hướng hồi phục. Thanh khoản cổ phiếu đang duy trì ở mức trung bình 20 phiên, cho thấy động lực tăng giá đang hình thành. Chỉ báo RSI đang cho thấy xu hướng tích cực trong khi chỉ báo MACD ủng hộ xu hướng tích lũy. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây ichomoku, báo hiệu xu hướng tăng trong trung hạn.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vẫn khuyến nghị mua cổ phiếu NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) với giá mục tiêu điều chỉnh giảm 1,7% xuống 17.600 đồng/cổ phiếu. VCSC điều chỉnh giảm dự báo thu nhập thuần 2019, 2020 và 2021 lần lượt 2%, 13% và 13% chủ yếu do phản ánh tiền mặt từ thanh lý tài sản thế chấp sang số dư liên ngân hàng trong khi trước đây được đưa vào chứng khoán đầu tư, vốn có lợi suất cao hơn. VCSC dự báo thu nhập thuần 2019 của STB sẽ đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2018.
“Cổ phiếu ngân hàng này hiện đang giao dịch tại mức P/B 2019 là 0,7 lần so với trung vị 1,2 lần với ROE 2019 là 8,3% so với trung vị ngành là 19%. Chúng tôi cho rằng ROE của STB còn dư địa tăng mạnh vào cuối giai đoạn tái cơ cấu và dự báo năm 2023 đạt 17,3%. Chính vì vậy, STB không còn là cổ phiếu ngân hàng rẻ nhất trong danh sách theo dõi của VCSC. Rủi ro chính là nền kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ giải quyết tài sản cũ của STB”, VCSC nhận định.
Tin liên quan
Tin khác

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược
