Tiểu vùng sông Mekong: Để giảm chênh lệch giữa các quốc gia
![]() | Nâng cao trao đổi thông tin xuyên biên giới |
![]() | Sông Mekong – nguồn lực lớn của ASEAN |
Đây là diễn đàn trong khuôn khổ sáng kiến Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS). Diễn đàn có chủ đề "Làm sâu sắc và mở rộng lợi ích các hành lang kinh tế thông qua hợp tác liên ngành". Dưới đây là ghi nhận một số ý kiến của đại diện các nước tham gia diễn đàn.
![]() |
Diễn đàn các hành lang kinh tế GMS lần 9 ngày 19/9/2017 |
Ông Souphanh Keomixay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào:
Để có thể đạt được các mục tiêu và hướng tới một khu vực GMS gắn kết sâu sắc hơn, chúng ta cần phải thúc đẩy tính kết nối, cạnh tranh trên cơ sở đảm bảo sự hài hòa. Các quốc gia thành viên phải xây dựng được hạ tầng cả về phần cứng và phần mềm. Chúng ta cần tiếp tục cải thiện hạ tầng giao thông và thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại dọc các hành lang kinh tế.
Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác đầu tư để cải thiện các vấn đề về lao động, sức cạnh tranh. Các nước thành viên cũng cần đẩy mạnh hợp tác, trao đổi thông tin trong lập kế hoạch, quy hoạch cũng như giám sát đánh giá tác động của việc phát triển các hành lang kinh tế.
Trong bối cảnh này, tôi nhận thấy đây là một sức ép rất lớn để có thể đạt được các mục tiêu, kế hoạch đã cam kết. Do đó tôi cho rằng, đây là thời điểm chúng ta cần học hỏi, trao đổi với nhau để tăng tính kết nối trong giao thông cũng như thúc đẩy thương mại thân thiện với môi trường trong khu vực; làm sao huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân, cơ chế hợp tác công tư về hạ tầng cũng như cách thức để nền kinh tế trong nước thu lợi được từ hoạt động phát triển hành lang kinh tế chung này.
Diễn đàn lần này sẽ mở ra giai đoạn mới trong hợp tác phát triển Tiểu vùng sông Mekong. Các vấn đề được thảo luận tại diễn đàn sẽ giúp gia tăng tính kết nối giữa các quốc gia trong khu vực.
Ông Ramesh Subramaniam, Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB):
Diễn đàn sẽ đưa ra những thông tin đầu vào hết sức quan trọng cho các nước thành viên GMS. Hợp tác thông qua GMS đã mang lại nhiều thành tựu trong những năm qua, như những tuyến kết nối về giao thông trong khu vực gần như đã hoàn thiện và các hành lang kinh tế kết nối các thủ đô, trung tâm kinh tế lớn, cửa khẩu, đường biển… của các nước trong khu vực GMS ngày càng được mở rộng và phát triển phù hợp hơn với những dòng chảy thương mại và đầu tư trong và ngoài khu vực.
Diễn đàn lần này tập trung vào các chủ đề để làm sao sự kết nối, hợp tác này sâu sắc hơn. Như về cơ sở vật chất, hạ tầng của khu vực thì không chỉ kết nối về đường bộ mà còn liên quan đến nhiều loại hình khác như đường sắt, lĩnh vực điện… và chúng ta cần có khung khổ chung để tạo ra định hướng cho việc mở rộng kết nối như vậy, qua đó hỗ trợ phát triển kinh tế.
Chúng ta cũng cần bàn sâu hơn về các cách thức huy động được nguồn tài chính từ khu vực tư nhân tham gia hỗ trợ kết nối cơ sở hạ tầng thông qua cơ chế hợp tác công – tư hay về tầm quan trọng và những tiến bộ của thương mại điện tử (TMĐT)… Như vậy, chúng ta cần có các biện pháp tiếp cận đa ngành, đa mục tiêu để phát triển các hành lang kinh tế GMS.
Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam:
Trong thời gian qua, chúng ta đã thấy có sự phát triển của các chương trình GMS và chúng ta thấy các sáng kiến trong khu vực đã được thực hiện và đạt được rất nhiều kết quả, làm sâu sắc và mở rộng lợi ích của các nền kinh tế thành viên. Khả năng kết nối đã được nâng lên, giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của các nước trong tiểu vùng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức lớn cần vượt qua khi muốn chuyển đổi từ các hành lang giao thông sang các hành lang kinh tế thực sự để tối đa hóa các lợi ích. Trong đó, chúng ta nhận thấy sự cần thiết cần có các kết nối, hợp tác mạnh mẽ hơn để làm sao có thể giảm được các chi phí, tăng tính hiệu quả. Đồng thời, phải thúc đẩy được sự tham gia của khu vực tư nhân trong các dự án, thúc đẩy TMĐT và tạo thuận lợi hóa thương mại hơn nữa.
Với sự hỗ trợ của ADB và các đối tác phát triển, các hành lang kinh tế GMS sẽ giúp các quốc gia biến những khó khăn, thách thức thành các cơ hội để hiện thực hóa tiềm năng phát triển đầy đủ của mình và đạt được sự phát triển công bằng và bền vững ở mỗi quốc gia và cả khu vực. Đây là công cụ hiệu quả nhất để chúng ta đạt được chiến lược và mục tiêu chung.
Bà Pattama Teanravisitsagool, Phó Tổng Thư ký, Ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia, Thái Lan:
Diễn đàn GMS là nền tảng để thúc đẩy sự phát triển của khu vực. Thông qua hợp tác, chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ, như sự phối hợp và hợp tác giữa các nước thành viên; chia sẻ kinh nghiệm và thông tin giữa khu vực công và tư công tư; sự huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế; tăng cường hội nhập của các nước thành viên…
Tại diễn đàn lần này, có một số vấn đề đáng lưu ý. Trước hết, sự kết nối về mặt vật lý giữa các đặc khu kinh tế trong khu vực GMS là một thách thức. Đặc khu kinh tế giúp thu hút đầu tư, tăng cạnh tranh, tạo việc làm, tăng thu nhập và cũng giúp kết nối tiểu vùng của chúng ta với chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, những kết nối về mặt vật lý như vậy là chưa đủ mà vấn đề kết nối các hạ tầng phần mềm để thúc đẩy thương mại và đầu tư cũng rất quan trọng.
Bên cạnh đó, TMĐT cũng hết sức quan trọng và chúng tôi cho rằng nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hợp tác trong GMS. Do đó, chúng ta cần chung tay xây dựng hệ thống TMĐT để hỗ trợ thương mại của tiểu vùng. TMĐT sẽ giúp tăng cường doanh thu khi các công việc kinh doanh được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nó cũng mở ra nhiều dư địa, cơ hội cho các DN. Tuy nhiên, cùng với đó chúng ta cần tăng cường hơn nữa năng lực thể chế cũng như năng lực của người dân trong khu vực để tiến hành những công việc giao dịch trên mạng hay giải quyết những tranh chấp, tội phạm trên mạng.
Ngoài ra, sự hỗ trợ của các đối tác phát triển để biến những hành lang kinh tế này trở thành khu vực phát triển kinh tế là rất cần thiết, qua đó giúp hiện thực hóa mục tiêu giảm chênh lệch phát triển giữa các quốc gia cũng như giúp khu vực trở nên thịnh vượng hơn.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư
