Tiêu dùng, đầu tư sụt giảm, kinh tế Nhật Bản đi vào suy giảm
Nhật Bản: Hoạt động dịch vụ tăng trưởng chậm nhất năm trong tháng 10 Thống đốc BoJ cho biết có thể rút lui khỏi chính sách nới lỏng trước khi lương thực tế tăng |
Văn phòng Nội các Nhật Bản vừa cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý III của nước này đã giảm 0,5% so với quý trước đó và giảm 2,1% so với cùng kỳ.
![]() |
Kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái khi chi tiêu, đầu tư sụt giảm |
Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản, sự suy giảm trong quý vừa qua xảy ra sau khi nền kinh tế nước này đạt tăng trưởng ở mức 3,7% trong quý I và 4,5% trong quý II.
Theo Công ty dịch vụ tài chính ING, hoạt động kinh tế quý III của Nhật Bản kém hơn nhiều so với dự kiến, khi trước đó công ty này đã dự báo mức giảm chỉ 0,5%.
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của ING khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Robert Carnell cho biết trong một báo cáo: “Hầu hết sai lệch trong dự báo đều đến từ nhu cầu trong nước yếu hơn dự kiến, chẳng hạn như tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và tích lũy hàng tồn kho”.
Tiêu dùng tư nhân giảm 0,2% so với cùng kỳ trong quý III, trong khi đầu tư doanh nghiệp giảm 2,5%.
Hoạt động kinh tế trong hai quý trước đó được thúc đẩy bởi xuất khẩu và du lịch nội địa phục hồi. Các hạn chế xã hội liên quan đến đại dịch COVID-19 đã dần được nới lỏng đã cho phép người dân đi lại nhiều hơn và khắc phục phần nào việc chuỗi cung ứng đứt gãy hạn chế hoạt động sản xuất.
Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 0,5% trong quý III. Trong đó, xuất khẩu ô tô đã phục hồi sau khi bị đình trệ vì thiếu con chip và các linh kiện khác.
Trong khi đó, nhu cầu từ khu vực công, bao gồm chi tiêu chính phủ, tăng 0,6% so với cùng kỳ trong quý III...
Với những dữ liệu trên, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) khó có thể xem xét bất kỳ động thái thắt chặt nào.
BoJ đã duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng kéo trong nhiều năm, với lãi suất bằng 0 hoặc dưới 0 nhằm mục đích tiếp thêm "sinh lực" cho nền kinh tế vốn bị kìm hãm bởi giảm phát kéo dài, phản ánh tình trạng trì trệ do dân số già đi và ngày càng thu hẹp.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng sự sụt giảm mạnh mẽ của tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể chỉ là tạm thời.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã thông qua gói kích thích trị giá 17 nghìn tỷ yên (113 tỷ USD), bao gồm cắt giảm thuế và trợ cấp hộ gia đình. Một ngân sách bổ sung cho việc tài trợ gần đây đã giành được sự chấp thuận của quốc hội.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao
