Tiếp tục áp thuế chống bán phá giá với đường mía từ Thái Lan
Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1989/QĐ-BCT công bố kết quả rà soát lần thứ nhất về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan.
Theo đó, bộ này chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp từ 18/8 tới đây đối với nhóm Công ty Mitr Sugar Corp., Ltd và 4 công ty liên kết; nhóm Công ty Thai Roong Ruang Industry Co., Ltd và 5 công ty liên kết, và Công ty Czarnikow Group Limited.
Các nhóm hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp được phân loại theo mã HS: 1701.13.00; 1701.14.00; 1701.91.00; 1701.99.10; 1701.99.90 và 1702.90.91.
Mức thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm của nhóm Công ty Mitr Sugar Corp., Ltd, Công ty Czarnikow Group Limited.và 4 công ty liên kết là 32,75%. Mức thuế này đối với nhóm Công ty Thai Roong Ruang Industry Co., Ltd và 5 công ty liên kết là 25,73%.
Mức thuế chống trợ cấp đối với các sản phẩm của nhóm Công ty Thai Roong Ruang Industry Co., Ltd và 5 công ty liên kết là 4,65%. Riêng nhóm Công ty Mitr Sugar Corp., Ltd, Công ty Czarnikow Group Limited. và 4 công ty liên kết do biên độ trợ cấp được xác định là dưới 2% nên không áp dụng mức thuế này.
Bộ Công Thương cho biết quyết định đánh thuế kể trên sẽ được áp dụng chính thức từ 18/8/2023 đến 15/6/2026 (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo Quyết định khác của Bộ Công Thương).
![]() |
Việc áp dụng các mức thuế đối với đường Thái Lan được kỳ vọng sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường trong nước |
Được biết, trong năm 2021, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Trong quyết định này, một số sản phẩm đường từ các doanh nghiệp Thái Lan chịu mức thuế chống bán phá giá là 42,99% và thuế chống trợ cấp là 4,65%.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm đường mía từ 5 nước ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, Myanmar. Thời gian triển khai từ ngày 8/8/2022 đến ngày 15/6/2026.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) và Tổng cục Hải quan Việt Nam, kể từ ngày 1/1/2020, khi Việt Nam chính thức bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ các nước ASEAN theo cam kết ATIGA, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan đã đạt 1,2 triệu tấn, tăng 330% so với cùng kỳ năm trước, chiếm khoảng một nửa lượng đường tiêu thụ trên thị trường Việt Nam (từ 2,1-2,3 triệu tấn/năm).
Ngoài ra, kể từ khi bị điều tra và áp dụng các loại thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, đường xuất khẩu của Thái Lan đã được xuất khẩu gián tiếp qua 5 nước ASEAN. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng đường nhập khẩu từ 5 nước ASEAN năm 2022 đạt khoảng 865.000 tấn (tăng 280% so với cùng kỳ), trong khi lượng đường xuất khẩu từ Thái Lan sang Việt Nam giảm xuống còn 370.000 tấn, giảm 70% so với năm 2021.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
