agribank-vietnam-airlines

Tiền tệ - tài khoá: Chung tay thúc đẩy tăng trưởng

Hà Thành
Hà Thành  - 
Hiện dư địa của chính sách tiền tệ là rất hạn hẹp, vì vậy giới chuyên môn khuyến nghị, để nền kinh tế phục hồi và tăng tốc trong thời gian tới, cần dựa nhiều hơn vào chính sách tài khóa.
aa

Nền kinh tế trong quý III/2021 đã phản ánh rõ những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch khi tăng trưởng GDP quý III ước giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm sâu nhất kể từ khi thống kê về GDP theo quý. Tính chung GDP trong 9 tháng đầu năm chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2021, giới chuyên môn cho rằng kinh tế suy giảm nghiêm trọng trong quý III kèm theo các hậu quả kinh tế, xã hội nặng nề sẽ phải mất nhiều thời gian sau mới khắc phục được. Nếu không có những giải pháp đột phá, theo nhận định của TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia - tăng trưởng quý IV có thể tiếp tục âm và GDP cả năm 2021 có thể chỉ đạt từ 1,2% - 1,8%.

Trước tình thế khó khăn, tại buổi làm việc mới đây với các bộ, ngành, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng chủ trương phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ một cách linh hoạt và phù hợp để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nhằm phục hồi, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện dư địa của chính sách tiền tệ là rất hạn hẹp, vì vậy giới chuyên môn khuyến nghị, để nền kinh tế phục hồi và tăng tốc trong thời gian tới, cần dựa nhiều hơn vào chính sách tài khóa.

tien te tai khoa chung tay thuc day tang truong
Các biện pháp miễn, giảm thuế chỉ có ý nghĩa khi doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, điều mà người dân, doanh nghiệp cần trong thời điểm hiện tại là một gói kích thích tạo ra sức bật mới cho nền kinh tế. Đặc biệt, để tạo động lực mới cho tăng trưởng cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa chính sách tài khóa và tiền tệ chứ không tập trung nhiều vào chính sách tiền tệ. “Doanh nghiệp không thể trông vào NHTM, Chính phủ cũng không thể dựa vào NHTM. Họ không phải là cơ quan tài trợ, họ cũng là doanh nghiệp, có trách nhiệm lớn lao đảm bảo uy tín với người gửi tiền, cổ đông, nhà đầu tư. Chúng ta chỉ có thể trông chờ vào sự phối hợp khéo léo của chính sách tiền tệ và tài khoá”, ông Nghĩa nhấn mạnh và nói rõ thêm: Ngân sách không thể mang tiền cho doanh nghiệp, nhưng có thể tài trợ cho người lao động qua doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sẽ nộp danh sách số lao động cần duy trì để nhận hỗ trợ. Việc hỗ trợ trả lương cho người lao động sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân được lao động và nhanh chóng đi vào phục hồi sản xuất khi có thể. Việc hỗ trợ sẽ không thông qua các địa phương mà qua trực tiếp một cơ quan chức năng của Chính phủ. Việc thứ hai ngân sách có thể làm là thông qua tài trợ để giảm lãi suất cho các khoản vay mới của doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, quy mô các gói hỗ trợ tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Theo tính toán của ông, số tiền thực chi cho các gói hỗ trợ của Chính phủ từ năm ngoái đến nay mới khoảng 4% GDP - khá thấp so với mức 8-9% GDP của các nước trong khu vực. Trong khi tác động của dịch bệnh tại Việt Nam nguy hại không kém so với các nước, cho thấy sự cần thiết phải có thêm gói hỗ trợ mới quy mô khoảng 1-2% GDP tương đương 80-160 nghìn tỷ đồng để phục hồi và phát triển kinh tế thời gian tới. “Nước ta hoàn toàn có đủ dư địa để thực hiện các gói hỗ trợ này”, TS. Cấn Văn Lực nói.

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, lúc này chúng ta cần chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng so với GDP. “Hiện lãi suất vay đang thấp nên Chính phủ xem xét phát hành trái phiếu thậm chí là vay quốc tế. Chẳng hạn, như ADB đang sẵn sàng cho chúng ta vay kỳ hạn 7-10 năm với mức lãi suất cũng khá hợp lý. Có thể một vài năm tới lãi suất sẽ tăng, nhưng cũng trong thời gian này kinh tế Việt Nam đã hồi phục, mọi thứ quay lại quỹ đạo, thu ngân sách tăng lên sẽ kiểm soát những cán cân này lành mạnh hơn nên không quá quan ngại”, TS. Lực lý giải thêm.

Còn với chính sách tiền tệ, TS. Lực cho rằng, hiện dư địa chính sách là khá hạn hẹp. Đặc biệt, ông khuyến nghị NHNN không nên giảm lãi suất điều hành vì lạm phát đang nhích lên, và các nước có xu hướng tăng lãi suất điều hành. Tuy nhiên hệ thống các TCTD cân nhắc giảm chi phí và tiếp tục giảm lãi suất cho vay cả hiện tại và cho vay mới theo đúng tinh thần Thông tư 14 sẽ hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp. Nhìn xa hơn sang năm 2022, TS. Cấn Văn Lực đề xuất, NHNN có thể định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 12-13% để giúp cho nền kinh tế phục hồi tốt hơn. Qua đó cũng là nuôi dưỡng nguồn thu, hỗ trợ doanh nghiệp cũng chính là ngân hàng giảm nợ xấu trong tương lai.

Chia sẻ thêm về những biện pháp hỗ trợ của ngành Ngân hàng thời gian qua, TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, ngành Ngân hàng đã tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cả các biện pháp trực tiếp thông qua các TCTD và các biện pháp gián tiếp cho vay tái cấp vốn, hạ lãi suất điều hành, ban hành quy định về cơ cấu nợ, điều chỉnh thời hạn trả nợ, miễn giảm phí dịch vụ... Trong khi đó, chính sách tài khóa đã áp dụng như hoãn, giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp không có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, ngừng hoạt động, không có thu nhập. Thực tiễn tại các quốc gia trên thế giới hiện nay cho thấy, hiếm có quốc gia nào sử dụng chính sách tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp do ảnh hưởng Covid-19, mà họ thường sử dụng chính sách tài khóa phối hợp với chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và thực tế. “Vì vậy, cần có sự đồng hành mạnh mẽ hơn từ các gói chính sách tài khóa khác trong thời gian tới”, TS. Hùng khuyến nghị.

PGS.TS. Phạm Thế Anh - Chuyên gia kinh tế cũng lưu ý, dư địa của chính sách tiền tệ rất hạn hẹp, không chỉ đối mặt với sức ép lạm phát, giá cả tiêu dùng, dẫn tới khả năng hạ lãi suất tiếp gần như là không có. Lạm phát do chi phí đẩy là một rủi ro cần phải được giám sát chặt, bất kỳ một sự nới lỏng tiền tệ nào đều cần phải hết sức thận trọng. Vì vậy, việc hỗ trợ nền kinh tế tiếp theo, nếu có, cần đến từ chính sách tài khoá. Tuy nhiên ông cũng lưu ý, các gói hỗ trợ của Chính phủ vẫn là hữu hạn, không thấm tháp gì so với nhu cầu của nền kinh tế. Không có cách nào khác là phải để nền kinh tế tự cứu lấy nó bằng cách “mở cửa” trở lại các hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Hà Thành

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Bảo hiểm nông nghiệp –  "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm Agribank (ABIC) đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh là nội dung mà ABIC đã tham gia Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều ngày 9/4/2025. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn, mà còn là nơi khơi nguồn cho những mô hình thử nghiệm thực tiễn – nhằm tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp bền vững.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data