Tích cực bình ổn thị trường thịt heo
![]() | Trồi sụt, bấp bênh như giá thịt heo |
![]() | Giá heo tăng, chưa phải tín hiệu vui |
Giá thịt heo trên thị trường trong nước đang lên “cơn sốt” trong thời gian gần đây, liên tục tăng cao ở nhiều địa phương trong cả nước. Tại khu vực miền Trung, có thời điểm giá heo đã tăng lên đến khoảng 53 đến 54 nghìn đồng/kg thịt hơi, cao hơn gấp đôi so với thời điểm giữa năm 2017.
![]() |
Các hộ chăn nuôi không nên găm hàng để chờ giá lên |
Giá heo xuất chuồng tăng cao, khiến giá thịt heo trên thị trường cũng “nhảy múa” theo. Điều này, đang ảnh hưởng trực tiếp đến bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Bà Lê Thị Bé, một tiểu thương chuyên nhập thịt heo từ vùng Đại Lộc (Quảng Nam) về bán trực tiếp tại các chợ ở TP. Đà Nẵng cho biết, do giá thu mua heo cao nên thời gian gần đây giá thịt heo tại TP. Đà Nẵng đang có những chênh lệch lớn so với thời gian trước. Các sản phẩm thịt heo tại các chợ đang có chiều hướng nhích lên từ 10 đến 15 nghìn đồng/kg. Giá tăng tùy vào từng loại thịt và ở từng chợ khác nhau.
Vậy, nguyên nhân nào khiến giá thịt heo tăng cao? Theo nhiều người, nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do nguồn cung từ các địa phương đang giảm đáng kể. Vào khoảng giữa năm 2017, khi giá heo sụt giảm thê thảm, xuống còn khoảng 25 nghìn đồng/kg hơi, nhiều trang trại cũng như các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở miền Trung cũng như cả nước đã quyết định “treo chuồng”.
Nếu không thế, một số trang trại cũng chuyển sang các mô hình chăn nuôi khác. Một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng sợ thua lỗ nên không mạnh dạn đầu tư tái đàn, dẫn đến quy mô tổng đàn giảm ở nhiều địa phương đã giảm một cách nhanh chóng.
Đơn cử như tại TP. Đà Nẵng, theo đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố, hiện tổng đàn heo trên địa bàn Đà Nẵng vào khoảng 53 nghìn con, giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi, nguồn cung trên thị trường vẫn tăng cao, nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu của các “thượng đế”.
Ngoài sự sụt giảm mạnh về số lượng cơ sở chăn nuôi khiến nguồn cung bị hạn chế, còn thêm một số nguyên nhân khiến giá thịt heo trên thị trường tăng cao. Trong đó, có việc giá thức ăn cho heo và một số loại gia súc khác cũng tăng vọt. Theo một trang trại nuôi heo ở xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng), thức ăn chiếm khoảng 75 đến 80 giá trị trong đầu tư chăn nuôi heo. Ở thời điểm heo rớt giá, thức ăn chăn nuôi vẫn giữ nguyên giá khiến nhiều trang trại thu lỗ nặng.
Đến nay, khi giá heo tăng trên thị trường, một số đại lý bán thức ăn gia súc cũng lập tức tăng giá theo. Đơn cử như bột cám, sau hai lần tăng giá chỉ trong thời gian ngắn, đến nay loại bao bột cám 25 kg, đã tăng khoảng 10 nghìn đồng/bao, tùy từng sản phẩm. Điều này, càng khiến giá heo đầu ra tăng cao như thời gian qua.
Thêm một nguyên nhân nữa, đó là hiện tượng ém hàng, đầu cơ của một bộ phận người nuôi lẫn các đầu nậu. Theo đó, tâm lý của nhiều người nuôi heo trong thời điểm này là muốn chờ giá tăng thêm chút nữa mới xuất chuồng. Bởi, nhiều hộ nuôi vừa trải qua một giai đoạn khó khăn trong năm 2017, thậm chí là nợ nần do nuôi heo, đến nay muốn gỡ gạc lại.
Tuy nhiên, theo dự đoán của các cơ quan chức năng, nguồn cung heo thịt ra thị trường sẽ dần cao hơn từ nay đến cuối năm 2018. Lượng heo vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho tiêu dùng trong nước và sau đó sẽ có xu hướng tăng dần, do nguồn cung chăn nuôi trong nước đang dần tăng.
Bởi vậy, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đã đưa ra khuyến cáo các hộ chăn nuôi không nên găm hàng để chờ giá, dễ gặp rủi ro vì nguồn cung sẽ không thiếu. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng nhấn mạnh, các hộ chăn nuôi heo không nên tái đàn ồ ạt. Thực tế, bài học khủng hoảng thừa phải “giải cứu heo” trong năm 2017, đến nay vẫn còn rất nóng.
Mới đây, trên cơ sở báo cáo thị trường thịt heo 6 tháng đầu năm 2018 và những dự báo trong thời gian đến, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ Công thương chủ động phối hợp với các cơ quan, địa phương và đơn vị phân phối thịt heo nhằm giảm chi phí lưu thông và khâu bán lẻ, đảm bảo cân đối CPI theo chỉ đạo của Chính phủ. Bộ Công thương cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên ngành tăng cường kiểm soát tình trạng nhập lậu, gian lận thương mại, nhằm bảo vệ người tiêu dùng và các hộ chăn nuôi...
Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương việc tái đàn gắn với chọn lọc giống chất lượng cao, áp dụng kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp với bộ, ngành liên quan chủ động nắm bắt tình hình, tham mưu với Chính phủ các giải pháp nhằm đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, ổn định thị trường thực phẩm trong nước, thu nhập của người chăn nuôi; Tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông các loại gia súc gia cầm, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tăng giá, gây “sốt ảo”.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
