Thụy Sỹ tìm kiếm tiền bị bỏ quên
Ngoài ra, còn khoảng 80 hộp an toàn chưa rõ số tiền gửi hay các vật có giá trị cũng được coi là không hoạt động. Lần thông báo ngày 16/12 là cơ hội cuối cùng cho các chủ tài khoản hoặc những người thừa kế yêu cầu nhận lại tài sản của mình trước khi số tiền đó được nộp cho Nhà nước.
![]() |
UBS từng bị Bộ Tư pháp Mỹ “sờ gáy” vì giấu những tài khoản trốn thuế |
Giám đốc điều hành SBA Claude-Alain Margelisch cho biết, suốt nhiều năm qua, các ngân hàng nước này đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng để nhận lại khoản tài sản trên. Trong đó, đối với tài khoản không hoạt động từ năm 1955, các cá nhân có một năm để đưa ra yêu cầu hoặc các tài sản sẽ được chuyển giao cho chính quyền liên bang. Còn với tài khoản có từ năm 1954 hoặc trước đó, các bên có khoảng thời gian 5 năm. Tuy nhiên, sự nỗ lực tìm kiếm đến thời điểm này vẫn vô vọng.
Một số ý kiến nhận định, có thể số tiền trên thuộc Holocaust (nạn nhân bị Đức quốc xã thảm sát). Trước đó, các ngân hàng Thụy Sỹ lớn vào năm 1998 đã đồng ý trả 1,25 tỷ USD để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, giới chức SBA khẳng định, danh sách hiện tại của các tài khoản không hoạt động nêu trên có chủ thực sự và không có liên quan đến vấn đề Holocaust.
Bởi từ năm 1996, Swiss Banking Ombudsman đã có thể theo dõi số tiền 52 triệu franc và 42 hộp tiền gửi an toàn, mà sau đó đã được chuyển giao cho chủ sở hữu hợp pháp trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2014.
Thực tế, các ngân hàng Thụy Sỹ thừa nhận rằng đang rất nỗ lực tìm kiếm chủ sở hữu tài khoản không hoạt động ở NH, vì giới chức của Thụy Sỹ cũng có những biện pháp kiểm soát gắt gao. Điều này xuất phát từ áp lực của nhiều quốc gia lên án các ngân hàng Thụy Sỹ liên tục chứa chấp tiền bẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tài chính của nhiều nước.
Gần đây nhất, Cơ quan Thuế vụ Mỹ (IRS) đã công khai danh tính khách hàng của 4.450 tài khoản bí mật mở tại ngân hàng UBS ở nước này. Theo một quan chức của IRS, có thời điểm, những tài khoản bí mật nói trên chứa tổng số tiền lên tới 18 tỷ USD và nhiều tài khoản trong số này đã bị đóng.
Vụ “lùm xùm” về thuế giữa Mỹ và UBS được dư luận biết nhiều khi các nhà điều tra của Mỹ lên tiếng cáo buộc UBS đã giúp các khách hàng Mỹ che giấu bất hợp pháp số tiền hàng chục tỷ USD để trốn thuế. Khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ đòi ngân hàng UBS phải công bố danh tính của 52.000 khách hàng và buộc nhà băng này phải nộp số tiền phạt lên tới 780 triệu USD nếu không muốn bị đem ra truy tố.
Dù sau đó UBS đã cung cấp danh tính của khách hàng, nhưng phía Mỹ không hài lòng về hoạt động che giấu của các ngân hàng nước này, nên rục rịch khởi động các biện pháp “rắn” bằng luật pháp để buộc những ngân hàng này phải mở rộng hơn cánh cửa bí mật.
Từ lâu, Thụy Sỹ đã được biết tới như là một thiên đường trốn thuế. Không giống như những quốc gia khác, ở Thụy Sỹ có sự phân biệt giữa trốn thuế và gian lận thuế. Theo luật của Thụy Sỹ, trốn thuế là việc che giấu tài sản có chủ định và gian lận thuế thì ngoài trốn thuế còn bao gồm việc cung cấp thông tin sai lệch trên các tài liệu chính thức.
Tại hầu hết các quốc gia, cả hai tội này đều là tội hình sự, nhưng ở Thụy Sỹ, trốn thuế chỉ là vấn đề dân sự. Đó là lý do tất cả những người có tiền trên thế giới đều mở tài khoản ở Thụy Sỹ nhằm thực hiện mục đích che giấu nguồn tiền thực của họ.
Việc chính quyền các nước đang áp dụng một chiến lược mới để trừng phạt những ngân hàng không có biện pháp ngăn ngừa nạn rửa tiền gây áp lực khá lớn đến Thụy Sỹ. Theo Jonathan Lopez, người từng giữ chức Phó giám đốc Trung tâm chống rửa tiền và minh bạch ngân hàng (MLBIU), những nỗ lực của họ đã đem lại kết quả, một mặt các ngân hàng Thụy Sỹ phải nỗ lực tìm kiếm khách hàng có tài khoản không hoạt động nhiều năm là ai, mặt khác nếu không tìm ra, số tiền trên sẽ được bổ sung vào ngân sách của quốc gia.
Mọi người có thể tìm kiếm các tài khoản này trên trang web www.dormantaccounts.ch với danh sách trực tuyến theo luật mới có hiệu lực trong tháng Giêng. Chỉ những tài khoản trên 500 franc Thụy Sỹ mới được niêm yết. |
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
