agribank-vietnam-airlines

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và những hồi ức đẹp về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 - 
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là người đã từng làm việc và có những năm tháng dưới quyền chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 
aa

Đã gần 8 năm kể từ ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp vĩnh biệt chúng ta, nhưng hình ảnh một vị tướng tài ba, nhân hậu vẫn còn mãi trong lòng người dân Việt Nam. Vào những dịp đặc biệt của đất nước, mọi người vẫn nhắc nhớ về ông bằng sự kính trọng, tri ân một vị tướng huyền thoại, Người anh cả của Lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, VOV đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng LLVTND, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu - người có rất nhiều kỷ niệm gắn bó sâu sắc với Đại tướng.

thuong tuong nguyen huy hieu va nhung hoi uc dep ve dai tuong vo nguyen giap
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

PV: Thưa Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, là người có may mắn được làm việc có nhiều năm gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông có thể chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình về Đại tướng?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Ký ức đầu tiên của tôi với Đại tướng là vào năm 1970, khi đó tôi là đại đội trưởng tiểu đoàn 3, trung đoàn 27 Mặt trận B5. Sau khi chúng tôi chỉ huy tiêu diệt gọn cụm bộ binh cơ giới Mỹ ở sáp Đá Mài, Tân Kim, Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị), tôi và đồng chí Trung đoàn trưởng Phạm Minh Tâm được giao trực tiếp báo cáo về trận đánh cho Đại tướng. Khi đó, Đại tướng đang ở thăm chiến trường B5 cùng với tư lệnh Lê Trọng Tấn và chính ủy Lê Quang Đạo. Sau khi tôi báo cáo xong, Đại tướng biểu dương và có nói như này: “Các đồng chí chỉ huy phải hết sức chú ý là đánh thắng nhưng phải bảo tồn được lực lượng, giảm nhiều nhất tổn thất và thương vong thì mới gọi là người chỉ huy giỏi”.

Ký ức thứ hai là vào năm 1971, khi đó tôi là là tiểu đoàn trưởng tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào. Lần đó, tôi được ra Hà Nội báo cáo với Đại tướng về những trận đánh. Tôi nhớ rất rõ căn dặn của Đại tướng là phải tiếp tục huấn luyện đánh theo hình thức khác nhau, tiếp tục cho các trận đánh năm 1972 tiến đến giải phóng Quảng Trị. Năm 1974 (tôi là Trung đoàn trưởng) khi chúng tôi đang thực hiện cuộc hành quân thần tốc từ Tam Điệp, theo Đông Trường Sơn để tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh thì nhận được lệnh của Đại tướng.

Trong bức điện có ghi: Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng. Mệnh lệnh này sau đó được truyền đạt cho tất cả cán bộ, chiến sĩ. Anh em quên hết mệt nhọc, hành quân suốt ngày đêm vào tập kết ở Đồng Xoài và tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, rồi tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

thuong tuong nguyen huy hieu va nhung hoi uc dep ve dai tuong vo nguyen giap
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu tặng hoa Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đặc biệt, một kỷ niệm nữa với Đại tướng khiến tôi không thể quên. Đó là vào năm 1999 (tôi khi đó là Thứ trưởng Quốc phòng) miền Trung xảy ra thảm họa lũ lụt khủng khiếp. Tôi cùng con tàu Đại Lãnh đi mở đường cứu đồng bào Quảng Nam bị lũ lụt thì bị mất liên lạc. Đại tướng (khi đó 88 tuổi) gọi điện cho Cục tác chiến yêu cầu phải bằng mọi cách tìm con tàu mất tích đó...

Lúc nào cũng vậy, Đại tướng rất thương cán bộ, chiến sĩ và đặc biệt đồng bào miền Trung. Ông thường căn dặn chúng tôi phải luôn phát huy truyền thống quân đội Việt Nam anh hùng, anh Bộ đội cụ Hồ, làm gì cũng phải hoàn thành cho tốt nhiệm vụ Đảng và Nhân dân giao phó.

PV: Thuộc thế hệ tướng lĩnh kế cận xuất sắc của Đại tướngVõ Nguyên Giáp, trong cuộc đời binh nghiệp của mình, ông thấy mình học được những phẩm chất gì từ Đại tướng Tổng tư lệnh kiệt xuất của Việt Nam?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Có thể nói, học tập ở Đại tướng thì rất nhiều nhưng với cá nhân tôi nhận được từ con người Ông nhiều bài học sâu sắc đặc biệt trong cuộc đời binh nghiệp của mình, từ khi gặp Đại tướng năm 1970 cho đến khi công tác ở Hà Nội. Điều sâu sắc nhất thấy được ở ông là phẩm chất của một nhà tư duy quân sự lỗi lạc, mang đầy đủ dấu ấn của văn hóa Việt Nam, của truyền thống dân tộc Việt Nam và của những tinh hoa nhất của nghệ thuật quân sự.

Trong tổng kết của Việt Nam, đó là đánh địch bằng mưu kế, thế trận và thắng địch bằng thế thời. Chính vì vậy, tôi đã vận dụng các thời cơ trong phạm vi của tôi để thực hiện nhiệm vụ của mình. Đại tướng có một ý chí và nghị lực phi thường. Đó là ý chí dành độc lập cho dân tộc. Nghị lực phi thường là quyết chiến - quyết thắng giành độc lập cho dân tộc. Tôi luôn nhớ lời căn dặn của Đại tướng “Đã là chỉ huy phải thương yêu chiến sĩ, phải bao dung với đồng đội và phải biết hi sinh vì sự nghiệp lớn của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân”.

thuong tuong nguyen huy hieu va nhung hoi uc dep ve dai tuong vo nguyen giap
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu dâng hương trong ngày giỗ Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2019

PV: Cùng với danh tướng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xét phong là 1 trong 10 vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Đã có rất nhiều chuyên gia, học giả nghiên cứu và sách viết về Đại tướng. Như một cuốn sách nhan đề “Chiến thắng bằng mọi giá - Chân dung ngoan cường về Đại tướng Võ Nguyên Giáp” của tác giả Cecil B. Currey, giáo sư sử học quân sự của Mỹ. Cuốn này, Thượng tướng nhiều lần giới thiệu cho bạn đọc. Có gì đặc biệt ở cuốn sách này, thưa Thượng tướng?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Đại tướng toàn tài ở rất nhiều lĩnh vực. Nhưng tôi nghĩ, mặt xuất sắc nhất của Đại tướng là thiên tài quân sự. Ông là kiến trúc sư tài năng của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam. Tấm gương của Đại tướng là phẩm chất của một trí thức mang theo truyền thống văn hóa dân tộc, của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam và sức mạnh dân tộc Việt Nam. Những phẩm chất đó truyền tải thông điệp không những cho thế hệ trước, hiện nay mà còn cả thế hệ mai sau.

Ông thực sự là một vĩ nhân, một danh tướng huyền thoại của thế giới. Tôi đã đọc rất nhiều sách viết về Đại tướng nhưng có lẽ cuốn “Chiến thắng bằng mọi giá” của một chuyên gia sử học người Mỹ Cecil B. Currey đầy đủ và khách quan nhất về chân dung Đai tướng. Cuốn này có 4 chương nói tương đối chi tiết và khách quan về cuộc đời sự nghiệp của Đại tướng. Vị giáo sư này còn nói cả những mặt thành công và chưa thành công của Đại tướng. Tác giả đã nghiên cứu rất kỹ và sâu để viết nên cuốn sách đó. Còn tiêu đề: “Chiến thắng bằng mọi giá” tôi cho rằng ý nghĩa thực chất không phải bằng tất cả mọi giá, mà trong giới thiệu sách tôi có nhấn mạnh “Đại tướng tiết kiệm từng “giọt máu” của chiến sĩ chứ không phải bằng mọi giá, mất bao nhiêu cũng được để chiến thắng”. Tôi đọc nhiều nhưng ấn tượng với cuốn sách này nhất và đã giới thiệu nhiều lần cho bạn đọc.

PV: Đã gần 8 năm, kể từ ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi xa nhưng tinh thần vì Nhân dân quên mình, vì Nhân dân phục vụ của Đại tướng vẫn còn nguyên giá trị. Trong bối cảnh cả nước đang phải căng mình chống dịch Covid-19, Thượng tướng nghĩ gì về sự tăng cường hỗ trợ của Lực lượng quân đội trong công tác chống dịch ở các tỉnh thành phía Nam hiện nay?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Trong tình hình hiện nay không chỉ có dịch bệnh, thiên tai cũng thế, đều rất khủng khiếp. Chúng ta luôn phải nhớ và học tập tinh thần của Đại tướng là vì nhân dân quên mình. Quân đội của dân, do dân và vì dân. Quân đội phải làm hết sức mình để phục vụ nhân dân. Và những việc mà Quân đội đang làm càng tỏa sáng phẩm chất của anh Bộ đội Cụ Hồ. Khi chúng ta xây dựng một trận địa trong lòng dân chính là xây dựng niềm tin đối với lực lượng vũ trang nhân dân.

Và, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, quân đội phải thực hiện cùng lúc 2 nhiệm vụ vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa tập trung phòng chống dịch bệnh và thảm họa thiên tai, bảo vệ tính mạng của nhân dân, sẵn sàng phục vụ quên mình vì cuộc sống của nhân dân. Đó không phải là lời nói mà phải gắn với hành động, việc làm thiết thực mới xây dựng được niềm tin vững chắc trong lòng nhân dân.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Thượng tướng./.

vov.vn

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data