Thương mại Việt Nam – Canada: Dấu ấn đậm nét của CPTPP
Bà Deborah Paul, Đại sứ Canada tại Việt Nam cho biết, CPTPP có hiệu lực đã giúp cải thiện khả năng tiếp cận cho các hoạt động thương mại, dịch vụ và đầu tư giữa hai bên; củng cố một bộ quy tắc chung, giảm chi phí đối với thương mại và giúp cho hoạt động đầu tư dễ dự đoán hơn. Những yếu tố như vậy giúp cải thiện lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm tại hai thị trường.
Sau 2 năm triển khai CPTPP, kim ngạch thương mại hàng hóa song phương Canada - Việt Nam đạt mức kỷ lục 8,9 tỷ USD trong năm 2020, tăng 12% so với năm trước và tăng 37% sau hai năm hiệp định có hiệu lực. Trong đó, tổng giá trị của xuất khẩu Việt Nam sang Canada tăng gần 16% vào năm 2020, nhờ sự gia tăng đáng kể của một số mặt hàng như điện thoại di động, giày dép, đồ nội thất, may mặc…
Kể từ năm 2015 đến nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN. Trong năm 2020, Việt Nam là đích đến lớn thứ hai ở ASEAN đối với các mặt hàng nông và hải sản từ Canada. Những mặt hàng nông, hải sản hàng đầu của Canada sang Việt Nam bao gồm: ngũ cốc, hạt có dầu, cá và động vật giáp xác, trái cây, thịt bò, thịt lợn và các sản phẩm tư sữa... CPTPP thiết lập khả năng tiếp cận miễn thuế cho thương mại hàng hóa, giúp cho nhiều sản phẩm chất lượng cao của Canada có giá phải chăng hơn đối với người tiêu dùng tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, mặc dù tốc độ tăng trưởng thương mại song phương có phần chậm lại năm 2020 do dịch Covid-19 nhưng vẫn cao hơn gấp đôi so với mức trung bình xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam với Canada dù còn khiêm tốn nhưng vẫn vượt trội so với các đối tác còn lại trong CPTPP.
Vì vậy có thể nhận định, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canada là một trong những mẫu hình thành công nhất mà hiệp định thương mại tự do này mang lại. Trong đó, hoạt động thương mại xuất nhập khẩu ghi nhận những dấu ấn đậm nét nhất vai trò của CPTPP với nhiều dạng thức khác nhau.
Không chỉ nhìn lại chặng đường 2 năm qua từ khi CPTPP có hiệu lực, các diễn giả tại hội thảo cũng chia sẻ thông tin đáng chú ý về thị trường hai bên, các đề xuất và cách thức để doanh nghiệp hai bên thúc đẩy quan hệ kinh doanh, đa dạng hóa các liên kết thương mại và củng cố các chuỗi cung ứng để giúp phục hồi kinh tế giai đoạn hậu COVID-19.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
