Thương hiệu Việt và bài toán chất lượng
![]() | Xây dựng thương hiệu Việt Nam: Doanh nghiệp cần làm ngay |
![]() | Nâng tầm thương hiệu Việt |
![]() | Thương hiệu Việt vươn tầm thế giới |
Khi bấm nút khởi công dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô mang thương hiệu Vinfast, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh rằng đây không chỉ là một dự án về ô tô, mà nó còn là "một thương hiệu quốc gia". Mong mỏi của Thủ tướng là "chúng ta cần có nhiều con sếu đầu đàn bay trên bầu trời Việt Nam". Trong đó, chúng ta cần hướng tới sản xuất những hàng hoá "designed in Vietnam".
Nhìn lại chặng đường phát triển của các DN Việt, chúng ta đã có những thương hiệu mang tầm cỡ khu vực như Vinamilk, thương hiệu quốc gia như Sài Gòn Sabeco, Habeco, nhưng cũng đã có khá nhiều thương hiệu Việt vang bóng một thời đã bị mai một, bị thâu tóm, thậm chí biến mất hoàn toàn trên thị trường như Cao Sao Vàng, Xà phòng Cô Ba, kem đánh răng Hynos, nước giải khát Sá xị.
![]() |
Nhiều thương hiệu bánh kẹo nội rơi vào tay người nước ngoài |
Với ngành bánh kẹo, thời gian gần đây dư luận ồn ào với thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô rơi vào tay người nước ngoài. Song, cũng lại có câu chuyện Chủ tịch HĐQT PAN Group, ông Nguyễn Duy Hưng quyết tâm giữ lại thương hiệu bánh kẹo Việt với việc mua lại trên 50% vốn cổ phần của Bibica với khát vọng đưa thương hiệu bánh kẹo này lên vị trí số 1 Việt Nam.
Khi đưa ra quyết định này, ông Nguyễn Duy Hưng cho biết đã lường trước những trở ngại như việc cạnh tranh trên chính sân nhà khi mặt bằng thương hiệu quốc gia tương đối thấp, thói quen ưa hình thức mà không quan tâm tới thương hiệu của người Việt… Còn ông Trương Phú Chiến, Tổng giám đốc CTCP Bibica lo ngại tình trạng một sản phẩm mới khi đưa ra thị trường ngay lập tức có hàng nhái. Hiện tượng này khiến rất nhiều DN mệt mỏi. Điều đó cũng gây khó cho người tiêu dùng trong việc phân biệt thật-giả. Điều này góp phần giải thích cho tâm lý sính hàng ngoại. Không phải hàng nhập không có đồ nhái, nhưng vì nó được kiểm soát tốt hơn nên người tiêu dùng cũng yên tâm hơn.
Cũng từ câu chuyện này, ông Hưng tỏ ra lạc quan cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể làm được thương hiệu nếu kiểm soát được chất lượng sản phẩm và nó quan trọng hơn tiền.
“Tại sao các nhà thầu Việt Nam không được các DN nước ngoài chấp nhận dù giá rẻ và sản phẩm mẫu rất đẹp? Đó là do họ không trình bày được giải pháp kiểm soát chất lượng. Người ta rất cần chứng minh khả năng kiểm soát được các thông số dây chuyền và loại bỏ được sản phẩm lỗi. Làm thế nào chúng ta kiểm soát và tự phát hiện lỗi rất quan trọng”, ông Chiến cho biết thêm.
“Mặt bằng cạnh tranh của chúng ta thấp hơn thế giới, nhưng không phải không có cơ hội. Nhập cuộc hôm nay có thành công hay không sẽ quyết định sự phát triển của tương lai. PAN Food xác định, hoàn toàn có thể cạnh tranh được bằng những nghiên cứu khoa học và có thể làm được tại thị trường nội địa”, ông Hưng cho biết thêm.
TS. Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch Công ty Ngô Viết thì cho rằng, các DN cần làm thế nào để sản phẩm “Made in Việt Nam” có thể như một khẳng định về chất lượng.
“Khi tôi ở New York, trong tiệm giày Nike, đôi giày tốt nhất, đắt nhất chính là sản phẩm đề “Made in Việt Nam”, ông Sơn kể.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
